Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Không khí tang tóc vẫn bao trùm căn nhà của ông Nguyễn Hữu Bình

Nhiều thợ hàn hiện nay không được đào tạo. Nguy cơ cháy nổ luôn tiềm ẩn, có thể gây thiệt hại về tài sản, thậm chí tính mạng con người.
Mất mạng vì thiếu hiểu biết: Không khí tang tóc vẫn bao trùm căn nhà của ông Nguyễn Hữu Bình ở xóm 1, thôn Cổ Chẩm, xã Việt Hồng (Thanh Hà) sau cái chết của anh Nguyễn Hữu Dũng, con trai ông. Cách đây gần 4 tháng, anh Dũng cắt thuê chiếc thùng phuy 200 lít vốn đựng xăng dầu cho một người hàng xóm. Theo lời kể của ông Bình, anh Dũng dùng hàn điện cắt nắp thùng phuy thì phát nổ. Được đưa đi cấp cứu, song anh Dũng tử vong sau đó 2 ngày.

Xem thêm;  bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi sửa tủ lạnh hitachi, sửa tủ lạnh samsung

Hiệu quả kinh tế từ cây vải thấp đã làm cho người dân mệt


Anh Dũng là thợ cơ khí tự do, không qua trường lớp đào tạo mà tự mở xưởng riêng. Do thiếu kỹ năng nghề nghiệp nên anh phải đổi cả mạng sống của mình.
Theo anh Nguyễn Anh Đức, giảng viên Khoa Cơ khí Trường Cao đẳng nghề Licogi Hải Dương, chiếc thùng phuy trong trường hợp trên có thể còn chứa một lượng xăng dầu nhất định. Hiện tượng phát nổ được anh Đức so sánh giống với nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong. Việc sử dụng mỏ hàn điện cắt thùng phuy đựng xăng dầu rất dễ gây nổ bởi trong quá trình cắt, thùng phuy bị nung nóng khiến hỗn hợp xăng dầu còn tồn lại với không khí bị nóng lên, gặp tia lửa hồ quang hàn sẽ bốc cháy, tạo áp suất rất lớn trong phuy. Nắp thùng phuy là vị trí dễ bị bung ra nhất. Theo anh Đức, khi lấy pha mát để hàn thùng phuy cũng phải rất thận trọng bởi tại vị trí tiếp xúc giữa dây mát của máy hàn và thùng phuy có thể gây tia lửa điện, rất dễ gây cháy nổ.
Một thợ hàn được đào tạo bài bản và có hàng chục năm làm nghề cho biết những người làm nghề hàn nếu học qua trường lớp, họ sẽ được dạy rất kỹ về trường hợp hàn những loại thùng có chứa dung dịch dễ cháy như xăng dầu. Về nguyên tắc, thùng phuy đựng xăng dầu phải được rửa sạch bên trong, không còn hơi xăng dầu mới được hàn. Tuy nhiên, do nắp phuy rất nhỏ, chỉ bằng nắp bình xăng xe máy nên rất khó rửa sạch xăng dầu bên trong. Trong trường hợp này, thợ hàn phải đổ nước gần đầy thùng phuy, sau đó hàn thì sẽ an toàn.

Ở Hải Dương, đây là vụ tai nạn nghiêm trọng nhất liên quan tới nghề hàn. Trên cả nước đã có rất nhiều vụ việc thương tâm, cảnh báo mức độ nghiêm trọng nguy cơ cháy nổ trong nghề này. Điển hình là vụ cháy quán karaoke ở phố Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy (Hà Nội) khiến 13 người chết. Nguyên nhân do thợ hàn làm bắn tia lửa lên vách nhựa và tấm xốp gây ra hoả hoạn. Cách đây nhiều năm, do bất cẩn trong khi hàn xì, ngọn lửa lớn bùng phát tại một vũ trường ở TP Hồ Chí Minh làm 60 người chết, 70 người bị thương. Gần đây nhất, ngày 29.7, vụ cháy xảy ra tại xưởng sản xuất bánh kẹo ở thôn Thượng Thụy, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức (Hà Nội) khiến 8 người tử vong, 2 người bỏng nặng. Nguyên nhân cũng được xác định do hàn xì sửa chữa xưởng làm bắn tia lửa vào trần gác xép được ghép bằng xốp.

Nhiều nguy cơ tiềm ẩn: Theo khảo sát, phần lớn cơ sở hàn cắt kim loại hiện nay ở quy mô vừa và nhỏ. Đa số công nhân được “truyền nghề” theo kiểu “cầm tay chỉ việc” mà không qua đào tạo bài bản. Họ không được tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về phòng cháy, chữa cháy.
Tại một xưởng cơ khí trong con ngõ nhỏ đường Bà Triệu (TP Hải Dương) có 3 người làm việc. Chẳng cần bảo hộ, anh Nguyễn Văn Th. nheo mắt dí que hàn vào mối khung sắt dọc ngang. Tuy là chủ xưởng nhưng khi được hỏi, anh Th. còn lơ mơ về các kiến thức phòng chống cháy nổ. “Làm mãi cũng quen, có bị sao đâu”, anh Th. nói.
Do chưa được trang bị kiến thức cơ bản nên đa số thợ hàn không nắm rõ được sự nguy hiểm trong quá trình hàn cắt kim loại. Khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, họ không biết sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ, thậm chí lúng túng, sợ hãi. Một số người còn bỏ chạy mặc đám cháy lan nhanh, gây hậu quả khó lường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét