Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Việc sử dụng thiết bị lạc hậu khiến nhiều công nhân thường xuyên

Việc sử dụng thiết bị lạc hậu khiến nhiều công nhân thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị tai nạn lao động.
Để giảm chi phí, nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã tận dụng tối đa những thiết bị, máy móc lạc hậu, xuống cấp, khiến cho nhiều công nhân thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi ha noibảo hành tủ lạnh hitachi việt nambảo hành tủ lạnh hitachi hà nội

Quầy bán thịt lợn bình ổn giá (BOG) của Công ty CP Giống và thiết bị chăn nuôi Hưng Huy

Người lao động “chịu trận”: Đến giờ anh Nguyễn Văn H. ở phường Bình Hàn (TP Hải Dương) vẫn chưa quen với hình ảnh 3 ngón giữa bàn tay phải đã mất đi 4 đốt, mặc dù vết sẹo đã liền da. Cách đây mấy tháng, anh H. bị tai nạn trong lúc đang làm việc. Anh H. cho biết công việc của anh là đưa nguyên liệu vào để máy ép tạo ra thành phẩm. Do máy ép được lập trình chạy tự động nên chỉ một chút bất cẩn không kịp rút tay ra, anh đã bị máy đập giập 3 đầu ngón tay. Loại máy anh được công ty giao sử dụng do Trung Quốc sản xuất, đã lạc hậu. Nếu là máy do Hàn Quốc sản xuất sẽ có cánh tay rô-bốt thực hiện thao tác của anh và anh sẽ tránh được tai nạn xảy ra.

Anh Trương Văn B. ở phường Phạm Ngũ Lão (TP Hải Dương) làm nghề cơ khí đã hơn 10 năm nay. Nghề này vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ bởi thường xuyên phải tiếp xúc với điện, các loại máy móc với đầu nhọn, sắc chạy ở tốc độ cao. Tuy nhiên, theo anh B., hiện ở chỗ anh làm nói riêng, nhiều nơi làm cùng nghề cơ khí nói chung vẫn đang sử dụng những loại máy móc cũ, thậm chí “hết đát”. Đã có người làm cùng chỗ anh B. bị điện giật khi đang hàn cánh cổng bằng inox lúc trời mưa. Người này sử dụng máy hàn quá cũ, phần bọc cách điện ở các mối tiếp xúc do lâu ngày đã bị bào mòn. Vì vậy khi gặp nước, chỗ hở này đã dẫn điện ra ngoài làm anh kia bị giật. Chỗ anh B. làm còn tận dụng một số máy cắt có tuổi đời cao, phần khung bảo vệ đá cắt đã bị hỏng, rơi ra ngoài. Vì vậy, khi cắt kim loại, đá cắt rất dễ bị vỡ, bắn vào tay và mặt của người làm.

Năm 2016, Hải Dương từng xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng. Đó là vụ sập lò vôi thủ công do ông Nguyễn Văn Văn ở thị trấn Phú Thứ (Kinh Môn) làm chủ, khiến 5 chết. Một trong những nguyên nhân dẫn đến vụ việc đáng tiếc trên là do lò vôi của nhà ông Văn xây dựng đã lâu, quá xuống cấp. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã từng yêu cầu dừng hoạt động nhưng ông Văn không chấp hành.

Chỉ tính riêng năm 2016, toàn tỉnh xảy ra 135 vụ TNLĐ và tai nạn giao thông được coi là TNLĐ. Theo đánh giá của Hội đồng An toàn vệ sinh lao động tỉnh, một trong những nguyên nhân xảy ra TNLĐ là do máy móc, thiết bị sử dụng không bảo đảm an toàn, lạc hậu, xuống cấp.

Quầy bán thịt lợn bình ổn giá (BOG) của Công ty CP Giống và thiết bị chăn nuôi Hưng Huy

Thịt lợn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, được bán với giá bình ổn nên thu hút rất đông người tiêu dùng.
Hiệu quả : Quầy bán thịt lợn bình ổn giá (BOG) của Công ty CP Giống và thiết bị chăn nuôi Hưng Huy tại chợ Con (TP Hải Dương) có đông khách hàng đến mua bởi giá bán hấp dẫn và chất lượng thịt bảo đảm.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi ở đâu , sua chua tu lanh hitachi , trung tâm bảo hành hitachi hà nội

Hải Dương xếp thứ 51 cả nước về chỉ số cải cách hành chính năm 2016


Anh Nguyễn Đắc Thơ, Trưởng Ban giết mổ của công ty cho biết: "Chúng tôi không ngờ điểm bán thịt lợn BOG lại được người tiêu dùng ủng hộ nhiều như thế. Chỉ trong 10 ngày mở bán, công ty đã tiêu thụ được 6 tấn thịt lợn".
Ngoài điểm bán ở chợ Con, Công ty CP Giống và thiết bị chăn nuôi Hưng Huy còn có 1 điểm ở chợ Kho Đỏ (TP Hải Dương) và 1 điểm tại xã Cẩm Định (Cẩm Giàng). Mỗi ngày, công ty tiêu thụ 6 tạ thịt lợn, với giá thấp hơn thị trường khoảng 10%.
Ông Vũ Văn Thắng ở xã Cẩm Chế (Thanh Hà) rất phấn khởi vì thịt lợn BOG của mình được người tiêu dùng đón nhận. Hiện ông Thắng có 1 điểm bán hàng BOG tại chợ Cẩm Chế và 1 điểm ở chợ Kho Đỏ. Mỗi ngày, ông Thắng giết mổ và tiêu thụ 4 con lợn, mỗi con khoảng 1 tạ, với giá thấp hơn các cửa hàng khác từ 5.000-10.000 đồng/kg. Cụ thể, thịt ba chỉ, xương sườn bán 55.000 đồng/kg; thịt mông, nạc vai 50.000 đồng/kg...

Bà Nguyễn Thị Hoa ở phường Quang Trung (TP Hải Dương) cho biết: "Từ hôm có cửa hàng thịt lợn BOG, hầu như ngày nào tôi cũng đến mua. Không chỉ giá thấp hơn ngoài chợ mà thịt lại bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Có điểm bán thế này, chúng tôi vừa mua được thịt với giá rẻ lại góp phần giúp đỡ bà con chăn nuôi".

Hỗ trợ người chăn nuôi: Hiện nay, giá lợn hơi bán tại các trang trại khoảng 21.000 đồng/kg, nhưng giá loại thịt này đến tay người tiêu dùng vẫn cao. Để "giải cứu" người chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công thương hỗ trợ người chăn nuôi mở các điểm bán thịt lợn BOG.

Theo Phòng Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), toàn tỉnh hiện có gần 10 điểm bán thịt lợn BOG của 3 đơn vị là: Công ty CP Giống và thiết bị chăn nuôi Hưng Huy, Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Việt Anh và trang trại của ông Vũ Văn Thắng ở xã Cẩm Chế. Các đơn vị, cá nhân này trực tiếp giết mổ lợn và bán cho người tiêu dùng với giá thấp hơn thị trường từ 10-20%. Với giá này, chủ các trang trại vẫn lãi từ 10-15%.
"Nếu các hộ chăn nuôi có nhu cầu mở các điểm bán thịt lợn BOG tại chợ, chúng tôi luôn sẵn sàng bố trí địa điểm để các hộ kinh doanh thuận lợi", ông Nguyễn Xuân Bộ, Đội trưởng Đội Quản lý chợ Phú Yên (TP Hải Dương) nói.
Bà Phạm Thị Đào, Trưởng Phòng Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết người chăn nuôi tự giết mổ rồi bán thịt với giá thấp hơn ở chợ thì cả người chăn nuôi và người tiêu dùng đều được lợi. Đây là giải pháp rất tích cực trong bối cảnh hiện nay. Nếu các hộ có nhu cầu mở điểm bán thịt lợn BOG, sở sẽ tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ người chăn nuôi.

Hải Dương xếp thứ 51 cả nước về chỉ số cải cách hành chính năm 2016

Hải Dương xếp thứ 51 cả nước về chỉ số cải cách hành chính năm 2016, thấp hơn 8 bậc so với năm 2015. Chiều 30.5, tại trụ sở Chính phủ, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác CCHC 6 tháng đầu năm 2017 và công bố chỉ số CCHC các bộ, ngành, địa phương (PAR INDEX 2016).

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi việt nam,sua tu lanh hitachi tai ha noi , bao hanh tu lanh hitachi
Lực lượng Thanh tra Công an tỉnh triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác thanh tra

Đồng chí Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh dự tại điểm cầu Hải Dương.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Trương Hòa Bình ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện CCHC, kiểm soát thủ tục hành chính.
Đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu  các cấp trong thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm sự nhất quán, kiên trì, liên tục trong CCHC; xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức triển khai, đánh giá kết quả CCHC trên cơ sở mục tiêu đã đề ra. Mạnh dạn phân cấp cho địa phương tự chủ về số lượng công chức, viên chức để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện có kết quả nhiệm vụ CCHC, kiểm soát thủ tục hành chính đã được xây dựng.

Các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ phê duyệt bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính theo các danh mục đã được phê duyệt làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; tiếp tục triển khai có hiệu quả  các chính sách về tinh giản biên chế. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ đối với việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm những cá nhân gây khó khăn cho công dân, tổ chức trong thực hiện thủ tục hành chính.
Các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm, có hiệu quả quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân. Tăng cường kỷ cương hành chính, đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu điện. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ đơn giản hóa thủ tục hành chính và giấy tờ công dân. Tiếp tục rà soát, thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính; cắt giảm, loại bỏ các thủ tục phiền hà, không cần thiết. Các địa phương tùy thuộc vào đặc điểm tình hình để xây dựng mô hình trung tâm hành chính công phù hợp…

Hải Dương tụt 8 bậc về chỉ số cải cách hành chính
Trong khuôn khổ hội nghị, Bộ Nội vụ công bố chỉ số CCHC năm 2016 của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đạt chỉ số CCHC năm 2016 cao nhất với 92,68%, tiếp đó là Bộ Tài chính với 87,27%. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có chỉ số CCHC thấp nhất với 71,91%.
TP Đà Nẵng dẫn đầu chỉ số CCHC năm 2016 của các tỉnh, thành phố với 90,32%, tiếp đó là TP Hải Phòng với 87,24%, thấp nhất là tỉnh Hậu Giang với 62,55%. Hải Dương xếp thứ 51 với 69,74%, thấp hơn 8 bậc so với năm 2015.

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Lực lượng Thanh tra Công an tỉnh triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác thanh tra

Lực lượng Thanh tra Công an tỉnh triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác thanh tra, nhất là công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực trong lực lượng Công an.
Thành lập ngày 22.6.1977 theo Quyết định số 19 của UBND tỉnh, trải qua tròn 40 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng Thanh tra Công an tỉnh Hải Dương (tiền thân là Thanh tra Công an Hải Hưng) đã nỗ lực không ngừng, góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng vững mạnh.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh samsung     

Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Hải Dương


Với lực lượng ban đầu chỉ có 4 người do đồng chí Trưởng Ty Công an trực tiếp phụ trách, đến nay lực lượng Thanh tra Công an tỉnh có 23 cán bộ thanh tra chuyên trách và 39 cán bộ kiêm nhiệm được bố trí tại các đơn vị trong lực lượng Công an tỉnh. Đa số cán bộ thanh tra có phẩm chất chính trị, năng lực công tác tốt, có trình độ từ đại học trở lên, nhiệt tình, tâm huyết với công việc.

Những năm qua, lực lượng Thanh tra Công an tỉnh đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và của ngành, chủ động tham mưu cho Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh triển khai có hiệu quả nhiệm vụ công tác thanh tra, nhất là công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực trong lực lượng Công an tỉnh. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề, kịp thời phát hiện các thiếu sót, vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ, giúp các đơn vị chấn chỉnh, bổ sung quy định về quản lý cán bộ, quy trình, quy chế trong thực hiện công tác chuyên môn. Lực lượng đã làm tốt công tác tổ chức tiếp công dân, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo bảo đảm khách quan, đúng pháp luật.

Từ khi thành lập đến nay, Thanh tra Công an tỉnh đã tiến hành hàng trăm cuộc thanh tra chuyên đề, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên các lĩnh vực. Qua thanh tra, kiểm tra không chỉ phát hiện sai phạm mà còn chú ý đánh giá những ưu điểm, mặt mạnh của đơn vị, cá nhân, phát hiện nhân tố mới, những kinh nghiệm hay trong công tác để nhân rộng, tạo chuyển biến tốt trong thực hiện nhiệm vụ toàn lực lượng. Cán bộ thanh tra còn tăng cường tuyên truyền giải thích cho công dân hiểu về pháp luật; phát huy tinh thần trách nhiệm chung xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh, tích cực tham gia phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương.

Từ năm 2012 đến nay, Thanh tra Công an tỉnh đã tiến hành 15 cuộc thanh tra hành chính, tham mưu, đề xuất Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo, yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Công an tỉnh thực hiện 106 kiến nghị sau thanh tra, Thanh tra Công an tỉnh cũng tiến hành 7 cuộc thanh tra chuyên ngành đối với một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, yêu cầu thực hiện 87 kiến nghị sau thanh tra, đề xuất cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 100 triệu đồng đối với các cơ quan, doanh nghiệp vi phạm. Lực lượng Thanh tra Công an tỉnh đã tiếp nhận, xử lý 5.015 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trực tiếp giải quyết và đôn đốc các đơn vị giải quyết trên 95% số đơn thuộc thẩm quyền; tiếp 1.809 lượt công dân đến kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo.

Từ năm 1993, Bộ trưởng Công an đã giao Thanh tra Công an nhiệm vụ thường trực đấu tranh chống tham nhũng trong toàn lực lượng. Thanh tra Công an tỉnh đã tham mưu giúp Giám đốc Công an tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lực lượng công an, đồng thời giúp Ban chỉ đạo triển khai sâu rộng các quy định pháp luật, các chương trình hành động thực hiện luật của Bộ Công an và Công an tỉnh. Chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch và trực tiếp tiến hành thanh tra, kiểm tra ở các lĩnh vực, các bộ phận công tác dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Qua thanh tra, kiểm tra đã làm rõ, kết luận, kiến nghị xử lý nghiêm một số trường hợp sai phạm, phát hiện sớm, đề xuất các giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa những kẽ hở, không để phát sinh vi phạm.

Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ Thanh tra Công an tỉnh luôn tự hào về những thành tích đã đạt được và càng ý thức về trách nhiệm nặng nề mà Đảng, Nhà nước và ngành công an giao phó. Lực lượng Thanh tra Công an tỉnh thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; rèn luyện  theo 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, góp phần cùng toàn lực lượng công an thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Hải Dương

Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Hải Dương đã bắt giữ nhóm đối tượng vận chuyển 4 túi ma túy tổng hợp dạng “kẹo” và ketamine
Từ đầu tháng 3-2017, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh đã nắm được thông tin một nhóm gồm 4 đối tượng người Quảng Ninh, Nghệ An và Kon Tum có biểu hiện hoạt động mua bán ma túy từ Trung Quốc qua Móng Cái (Quảng Ninh) vận chuyển vào Kon Tum tiêu thụ.

Xem thêm:hang bao hanh tu lanh hitachi,bảo hành tủ lạnh hitachi việt namtrung tâm bảo hành hitachi hà nội

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển nhấn mạnh việc đẩy nhanh tiến độ


Thủ đoạn hoạt động của nhóm đối tượng này rất tinh vi. Sau khi mua ma túy từ bên kia biên giới Móng Cái (Quảng Ninh), các đối tượng chính không trực tiếp cầm hàng mà thuê người vận chuyển và trực tiếp đi kèm để giám sát. Lộ trình của chúng cũng thường xuyên thay đổi, gây nhiều khó khăn cho lực lượng công an.

Được sự phối hợp tích cực của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an, Công an các địa phương và Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh... đến 22 giờ ngày 18.5, tại km 41+700 quốc lộ 18 đoạn qua phường Hoàng Tân (Chí Linh), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy bắt quả tang đối tượng Nguyễn Ngọc Quân (sinh năm 1996, trú tại tổ 6, khu 1, phường Cẩm Trung, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) và Phạm Văn Hưng (sinh năm 1988, trú tại thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) khi đang vận chuyển ma túy trên chiếc ôtô khách Limosine biển kiểm soát 14B - 018.95 chạy hướng Móng Cái - Hà Nội. Trong túi xách của Nguyễn Ngọc Quân có 2 túi nilon màu trắng kích thước khoảng 15x20cm bên trong đều đựng các viên nén màu nâu hình tròn và 2 túi nilon màu trắng kích thước lần lượt là 15x20cm và 20x30cm bên trong đều chứa chất tinh thể dạng bột màu trắng đục. Quân khai đó là các túi đựng ma túy tổng hợp dạng “kẹo” và ketamine đang vận chuyển thuê cho Phạm Văn Hưng từ Móng Cái (Quảng Ninh) về tỉnh Kon Tum.
Cùng lúc, các mũi trinh sát cũng đã tiếp cận, khống chế 2 đối tượng: Nguyễn Thành Công (sinh năm 1988, ở xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) và Đỗ Ngọc Hà (sinh năm 1984, ở xã Đắk Xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum).

Quá trình điều tra xác định Nguyễn Ngọc Quân được Nguyễn Thành Công (làm việc tại Trung Quốc) giới thiệu vận chuyển thuê ma túy cho Phạm Văn Hưng và Đỗ Ngọc Hà từ Trung Quốc sang Việt Nam vào Kon Tum để tiêu thụ. Vào khoảng 19 giờ ngày 17.5, Công gọi điện thoại cho Quân từ Móng Cái vượt biên sang nhà trọ của Công ở Trung Quốc. Tại đây Quân gặp Công, Hà, Hưng. Đến khoảng 10 giờ ngày 18.5, Hà chia nhỏ 2 túi ma túy thành 4 túi đưa cho Quân. Sau đó Quân và Hưng vượt biên về Việt Nam, Công và Hà về Việt Nam theo đường cửa khẩu. Khoảng 15 giờ, Quân và Hưng đón xe khách nói trên  về Hà Nội để vào Kon Tum và đã bị bắt.
Các đối tượng này đều có biểu hiện sử dụng ma túy đá. Phạm Văn Hưng đã có 2 tiền án về tội cướp tài sản, 1 tiền án về tội gây thương tích, Đỗ Ngọc Hà 2 tiền án về tội cướp tài sản và chống người thi hành công vụ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giữ các đối tượng để điều tra, xử lý theo quy định.

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển nhấn mạnh việc đẩy nhanh tiến độ

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển nhấn mạnh việc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình tiêu thoát nước ở TP Hải Dương là hết sức cần thiết.
Chiều 24.5, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra việc tiêu thoát nước tại TP Hải Dương và khu công nghiệp (KCN) Lai Cách (Cẩm Giàng). Cùng đi có đồng chí Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi , , sửa chữa tủ lanh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi hà nội

Đó là Trường THCS thị trấn Tứ Kỳ


Kiểm tra hiện trạng các công trình, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển nhấn mạnh việc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình tiêu thoát nước ở TP Hải Dương là hết sức cần thiết, đặc biệt là các điểm tiêu thoát nước trên đường Nguyễn Lương Bằng, đoạn nút thắt cổ chai của kênh T2. Những công trình này hoàn thành sớm sẽ giúp TP Hải Dương giảm úng ngập trong mùa mưa bão.

Đồng chí yêu cầu TP Hải Dương tiếp tục chỉ đạo đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Thành phố quan tâm nâng cấp, cải tạo trạm bơm Bình Lâu, đặt hệ thống cống thoát nước ngầm đoạn nút thắt cổ chai kênh T2. Các sở, ban, ngành liên quan tập trung hỗ trợ thành phố thực hiện các dự án tiêu thoát nước nhanh chóng, bảo đảm chất lượng.

Làm việc với đại diện Công ty TNHH Đại Dương (chủ đầu tư KCN Lai Cách) và Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thành Công, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển yêu cầu Ban Quản lý các KCN tỉnh nghiên cứu phương án để giải quyết ngay những bất cập trong hệ thống tiêu thoát nước tại KCN này, không để ảnh hưởng đến sản xuất và đi lại của doanh nghiệp. Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thành Công cần phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư KCN và Ban Quản lý các KCN tỉnh để xây dựng đường tiêu thoát nước phù hợp.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định việc xây dựng hệ thống tiêu thoát nước của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thành Công phải gắn với quy hoạch chung của KCN. Doanh nghiệp, chủ đầu tư KCN và Ban Quản lý các KCN tỉnh cần phối hợp chặt chẽ, cùng bàn bạc tìm ra phương án tốt nhất để vừa bảo đảm quy hoạch, vừa thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Trước đó, tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp ngày 27.4, đại diện Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thành Công đã phản ánh đường vào công ty thường xuyên bị ngập úng, gây khó khăn cho sản xuất. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển đã trực tiếp kiểm tra hiện trạng công trình và làm việc với các ngành chức năng nhằm tháo gỡ ngay những vướng mắc doanh nghiệp đã nêu.

Đó là Trường THCS thị trấn Tứ Kỳ

Đó là Trường THCS thị trấn Tứ Kỳ, ngôi trường ngay cạnh đền liệt sĩ huyện và cách trụ sở làm việc của Huyện ủy, UBND huyện Tứ Kỳ không xa.
Nếu nhìn từ ngoài cổng vào ai cũng tưởng cơ sở vật chất của ngôi trường này không có gì đáng lo ngại với khoảng sân rộng rãi và 3 dãy nhà 2 tầng xây kiên cố. Nhưng khi vào bên trong để “mục sở thị” mới thấy hệ thống nhà lớp học ở đây đã thực sự xuống cấp nghiêm trọng.

Xem thêm: tram bao hanh tu lanh hitachi ,bảo hành tủ lạnh hitachi việt nam,bảo hành tủ lạnh hitachi                

UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch


Tường và mái của các dãy nhà lớp học đã bị bong tróc, thấm nước, thủng lỗ chỗ. Nhiều vị trí cột, xà và trần nhà nứt toác theo từng mảng lớn để lộ cả cốt thép hoen rỉ. Hệ thống cửa các nhà lớp học mối mọt, cũ nát, chắp vá và đã bị hư hỏng tới 80%… Phải giảng dạy, học tập trong điều kiện cơ sở vật chất như vậy không chỉ khiến giáo viên, học sinh lo lắng mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng cảm thấy bất an.

Cơ sở vật chất của Trường THCS thị trấn Tứ Kỳ hiện nay vốn thuộc sự quản lý của Trường THPT Tứ Kỳ, gồm dãy nhà hiệu bộ 2 tầng, 3 dãy nhà A, B, C với 18 phòng xây dựng từ khoảng năm 1992, 3 nhà cấp 4 lợp ngói làm từ những năm 60 của thế kỷ trước và một số công trình phụ trợ. Sau khi Trường THPT Tứ Kỳ chuyển ra vị trí mới cạnh đường tỉnh 391, ngày 1.10.2012, toàn bộ cơ sở vật chất này được chuyển cho Trường THCS thị trấn Tứ Kỳ mượn. Khi đó vẫn có 8 lớp của Trường THPT Tứ Kỳ học thêm cả ngày ở đây. Kết thúc năm học 2014 - 2015, Trường THPT Tứ Kỳ mới bàn giao lại toàn bộ cơ sở vật chất cho Trường THCS thị trấn.

Trong năm 2015, đại diện các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo cùng với UBND huyện Tứ Kỳ đã về kiểm tra, thẩm định tại ngôi trường này và xác định ngoài dãy nhà C, nhà hiệu bộ thì các công trình còn lại đều không còn giá trị sử dụng, cần được sửa chữa, nâng cấp ngay mới bảo đảm yêu cầu. Nhưng cho đến tận bây giờ vấn đề này vẫn chưa được giải quyết mặc dù lãnh đạo nhà trường đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương.

Không chỉ bị tác động xấu từ hệ thống cơ sở vật chất xuống cấp, chất lượng giảng dạy và học tập của thầy và trò Trường THCS thị trấn còn bị ảnh hưởng từ việc học nhờ. Từ năm học 2015 – 2016 đến nay luôn có 3 lớp 1 của Trường Tiểu học thị trấn Tứ Kỳ học nhờ tại dãy nhà A. Học sinh của Trường Tiểu học chỉ ra chơi 1 lần/ buổi trong khi học sinh Trường THCS cứ kết thúc 1 tiết lại ra chơi 1 lần. Vì thế khi học sinh trường này ra chơi thì học sinh trường kia đang học, làm phân tán tư tưởng trong lúc giảng dạy, học tập của cả giáo viên và học sinh 2 nhà trường. Vào sáng thứ 2 hằng tuần, khi Trường THCS thị trấn đang tổ chức lễ chào cờ và cho học sinh hát Quốc ca luôn có phụ huynh, học sinh Trường Tiểu học đi ngang qua làm giảm đi sự tôn nghiêm của buổi lễ.

Tiếp nhận cơ ngơi này đã được 5 năm nhưng đến nay Trường THCS thị trấn Tứ Kỳ vẫn chỉ mang danh đi mượn vì chưa có một văn bản chính thức nào bàn giao quyền sử dụng đất cho nhà trường. Vấn đề này cần được các cấp, các ngành sớm quan tâm giải quyết

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND tỉnh vừa yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền về thực thi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) và hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31.5.2017.
UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, các ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hội nghị, hội thảo phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị, địa phương để phổ biến nội dung Luật PCTHTL.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi ở đâu , bao hanh tu lanh hitachi , sửa tủ lạnh samsung

Bệnh viện là nơi chữa bệnh cứu người


Đưa nội dung PCTHTL vào kế hoạch hoạt động hằng năm; đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của các cơ quan, đơn vị; đưa quy định hạn chế hoặc không hút thuốc trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước. Lồng ghép phong trào xây dựng làng văn hóa - sức khỏe với xây dựng cộng đồng dân cư không có người hút thuốc lá, thuốc lào. Không cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của Luật PCTHTL. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc, nhà hàng, trên phương tiện giao thông công cộng và các địa điểm theo quy định của Luật PCTHTL...

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể các huyện, thị xã, thành phố tùy vào điều kiện thực tế chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị, mít tinh, treo băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31.5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 - 31.5.2017. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và cơ quan thông tin ở địa phương thường xuyên tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá điện tử đối với sức khỏe; các tấm gương điển hình bỏ hút thuốc và vận động mọi người không hút thuốc lá tại cộng đồng; lợi ích của môi trường không khói thuốc lá.

Phối hợp phòng ngừa : Theo bác sĩ Bùi Tiến Đạt, Khoa Cấp cứu là tâm điểm của những vụ việc phức tạp liên quan đến ANTT tại bệnh viện do đây là nơi đầu tiên tiếp nhận các bệnh nhân. Lúc này tâm lý bệnh nhân và người nhà rất hoang mang, lo lắng. Không ít bệnh nhân nhập viện trong tình trạng có sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lắc, ma túy đá, va chạm, xô xát đánh nhau bên ngoài... Khi vào viện tâm lý họ bị kích động nên dễ mất tự chủ. Là nơi cấp cứu ban đầu nên các đối tượng xấu cũng dễ dàng vào khoa, tiếp xúc với nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mà không phải qua rào cản đáng kể nào về an ninh. Bên cạnh đó, một số nhân viên y tế chưa có nhiều kinh nghiệm trong xử lý tình huống, chưa biết động viên, giải thích cho bệnh nhân cũng như người nhà của họ dẫn đến căng thẳng, bức xúc.

Có bệnh viện không giới hạn thời gian người nhà đến thăm bệnh nhân. Lưu lượng người ra vào lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng nên gây khó khăn trong việc bảo đảm ANTT. Như ở Bệnh viện Đa khoa Chí Linh, lực lượng bảo vệ của bệnh viện làm việc theo ca, mỗi ca chỉ có 2 người làm nhiệm vụ tuần tra, cảnh giới.

Để khắc phục tình trạng mất ANTT, các bệnh viện cần nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt quy tắc ứng xử để phục vụ người bệnh tốt hơn. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân viên của bệnh viện, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nhận biết rõ hơn về trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tội phạm. Khoa cấp cứu của các bệnh viện cần thường xuyên có lực lượng bảo vệ, bố trí đường dây nóng của lực lượng bảo vệ, kết nối với cơ quan công an để kịp thời phối hợp xử lý các tình huống phức tạp. Các bệnh viện cần thường xuyên chỉ đạo, giám sát, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng bảo vệ.

Bệnh viện là nơi chữa bệnh cứu người

Bệnh viện là nơi chữa bệnh cứu người, tưởng chừng rất an toàn, nhưng thực tế lại dễ xảy ra các vụ trộm cắp tài sản. Các y, bác sĩ còn phải đối mặt với nguy cơ bị đe dọa, hành hung
Đe dọa bác sĩ bằng súng
Trong những năm gần đây, tại các bệnh viện trên cả nước và trong tỉnh đã xảy ra những vụ việc phức tạp liên quan an ninh trật tự (ANTT) như trộm cắp tài sản của bệnh nhân và người nhà, truy đuổi, chém giết nhau tại bệnh viện, đe dọa, khống chế các y, bác sĩ... Những vụ việc này tạo áp lực, tâm lý hoang mang, làm giảm chất lượng khám, chữa bệnh của cán bộ, nhân viên y tế.

Xem thêm:  trung tam bao hanh hitachi ha noi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi

Nhiều người sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT) để cai nghiện thuốc lá


Cán bộ, nhân viên Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) nhiều lần phải đối mặt với các vụ việc phức tạp về ANTT. Có trường hợp bác sĩ bị đe dọa tấn công bằng súng gây khủng hoảng tâm lý, tinh thần nặng nề. Nhiều nhóm thanh niên va chạm, xô xát đến khi vào cấp cứu tại khoa vẫn tiếp tục gây gổ, đánh nhau. Tuy họ không nhằm vào các nhân viên y tế nhưng cũng đe dọa đến sự an toàn của y, bác sĩ và các bệnh nhân khác.

Bác sĩ Bùi Tiến Đạt, Trưởng Khoa Cấp cứu cho biết: "Cách đây không lâu, có bệnh nhân vào cấp cứu tại khoa. Đứng ngoài hành lang, người nhà của bệnh nhân này tay cầm dao bấm và kéo vung đi vung lại, rồi liên tiếp chọc, rạch lên mặt bàn với khuôn mặt đằng đằng sát khí. Tuy họ không trực tiếp đe dọa chúng tôi bằng lời nói hay có hành động tấn công nhưng chúng tôi khó mà yên tâm khi phải làm việc".

Trung bình một ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp đón khoảng 1.200 người đến khám bệnh và điều trị nội trú cho khoảng 1.100 bệnh nhân, kèm theo đó là lượng lớn người nhà chăm sóc, thăm nom. Lượng người ra vào bệnh viện đông tiềm ẩn nguy cơ mất ANTT khi các đối tượng xấu dễ dàng trà trộn để trộm cắp tài sản. Từ tháng 7.2016 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh ghi nhận 10 vụ trộm cắp tài sản, chưa kể những vụ việc bệnh nhân và người nhà không trình báo. Tài sản bị mất thường là tiền mặt, điện thoại, một số vật dụng cá nhân. Tuy giá trị tài sản bị mất không quá lớn nhưng đã dấy lên những lo ngại mỗi khi người dân tới bệnh viện để khám, chữa bệnh.
Đứng ngoài hành lang, người nhà của bệnh nhân này tay cầm dao bấm và kéo vung đi vung lại, rồi liên tiếp chọc, rạch lên mặt bàn với khuôn mặt đằng đằng sát khí.


Tình trạng mất ANTT cũng xuất hiện ở không ít bệnh viện khác trong tỉnh. Mỗi ngày, Bệnh viện Đa khoa thị xã Chí Linh điều trị nội trú cho khoảng 200 bệnh nhân, tiếp đón khoảng 300-500 người đến khám, chữa bệnh. Dù đã được các y, bác sĩ tuyên truyền nhắc nhở nhưng do chủ quan, sơ hở của người nhà và bệnh nhân nên thỉnh thoảng tại bệnh viện vẫn xảy ra các vụ mất cắp tài sản. Cách đây vài năm, tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Chí Linh đã từng xảy ra án mạng khi các nhóm giang hồ thanh toán, truy sát nhau tại bệnh viện.

Nhiều người sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT) để cai nghiện thuốc lá

Hiện nay, nhiều người sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT) để cai nghiện thuốc lá truyền thống hoặc chỉ vì tò mò mà không biết TLĐT vẫn gây hại cho sức khỏe
Người dùng chỉ cần vào các mạng xã hội sẽ thấy nhiều địa chỉ để mua TLĐT. Trên những trang này, TLĐT được quảng cáo với những "mỹ từ" như siêu bền, siêu đẹp, sử dụng tinh dầu chứa chất nicotine sạch (không có các chất gây bệnh), tạo cảm giác như đang hút thuốc lá thật mà không hề khó chịu, không gây hại đối với sức khỏe… Các trang này đều đăng tải clip hướng dẫn cách sử dụng cụ thể.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi , sửa tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh samsung   

Nghè Giám được xây dựng từ thời Lê theo kiểu kiến trúc hình chữ công


Từ người quen, tôi đã lấy được số điện thoại của một người bán TLĐT trên địa bàn TP Hải Dương. Khi tôi liên lạc để hỏi mua, người bên kia máy liền tư vấn: “Nếu mới dùng thì nên chơi loại hơn 1 triệu, còn loại gì cửa hàng anh cũng có, vài triệu cũng có, thậm chí cả trăm triệu đồng. Xuất xứ ở Malaysia, Mỹ… hàng bảo đảm chất lượng. Em mua thì bên anh đã có đầy đủ phụ kiện rồi chứ không phải mua thêm gì đâu”.

Đi kèm với TLĐT là một lọ tinh dầu thường có giá dao động từ 150.000 - 200.000 đồng với nhiều hương vị khác nhau như táo, cam, dâu, nho… Nếu như thị trường của TLĐT có nhiều loại khác nhau thì tinh dầu cũng có đủ các loại với nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Giá của tinh dầu phụ thuộc vào xuất xứ và nồng độ nicotine.

Nguyễn Văn T. đang là sinh viên của Trường Đại học Hải Dương cho biết: “Tôi được bạn bè giới thiệu, cho hút thử TLĐT vài lần và cho đến bây giờ đã dùng được hơn 1 năm. Cảm giác khi hút loại này thì không thể bằng thuốc lá truyền thống nhưng tôi nghĩ ưu điểm của chúng là có mùi thơm, ít độc hại nên tôi khá yên tâm sử dụng".

Không giống như T., anh Phạm Văn Q. (40 tuổi, ở khu 5, phường Ngọc Châu, TP Hải Dương) tìm đến TLĐT với mong muốn cai nghiện thuốc lá. Anh Q. nghiện thuốc lá từ năm 17 tuổi, trung bình một ngày anh hút khoảng 20-25 điếu. Khoảng 3 năm trước, thông qua mạng xã hội, anh Q. biết tới TLĐT rồi đặt mua online tại một cửa hàng ở Hà Nội với mức giá 3 triệu đồng.

Anh Q. nhận xét: “TLĐT ít hại hơn thuốc lá truyền thống, nó không làm phiền những người xung quanh khi sử dụng ở nơi công cộng. Hơi thở cũng không mang mùi hôi khó chịu như khi dùng thuốc lá truyền thống... Tuy nhiên, khi sử dụng TLĐT tôi vẫn thấy triệu chứng ho dai dẳng, cổ họng đau rát giống như khi sử dụng thuốc lá thông thường. TLĐT không giúp tôi cai nghiện như mong muốn ban đầu".

Theo bác sĩ Phạm Thị Hồng Thanh, Trưởng Khoa Bệnh phổi Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh, trong TLĐT vẫn có một hàm lượng nicotine nhất định nên người sử dụng không thể hoàn toàn cắt được cơn nghiện thuốc lá như kỳ vọng. Thậm chí nó chỉ là sự chuyển đổi của nghiện loại thuốc lá này sang loại thuốc lá khác. Nicotine vào cơ thể làm nội mạc mạch máu tổn thương, lâu ngày gây nên các bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nếu tần suất sử dụng TLĐT càng nhiều thì dễ có nguy cơ mắc các bệnh tương tự như sử dụng thuốc lá truyền thống. Người sử dụng cũng dễ nghiện TLĐT.

Trước những yếu tố nguy hại có thể mang lại, người dùng không nên dùng TLĐT như một phương thức để cai nghiện thuốc lá. Yếu tố quan trọng trong việc cai nghiện thuốc lá thành công vẫn là ý chí, quyết tâm của người cai.

Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

Nghè Giám được xây dựng từ thời Lê theo kiểu kiến trúc hình chữ công

Nghè Giám được xây dựng từ thời Lê theo kiểu kiến trúc hình chữ công, tiền bái 3 gian chồng diêm, 8 mái, hậu cung 3 gian nối với tiền bái bằng 1 gian ống muống.
Nói đến xã Cẩm Sơn (Cẩm Giàng), mọi người thường nghĩ ngay đến di tích lịch sử văn hóa chùa Giám - nơi thờ Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh, vị Thánh thuốc Nam của dân tộc mà ít ai chú ý đến nghè Giám.

Xem thêm:   bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi, bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,bảo hành tủ lạnh samsung

Cựu chiến binh Đinh Hồng Hợi đã đến nhiều nghĩa trang liệt sĩ


Nghè Giám nằm bên phải chùa Giám. Đây là công trình kiến trúc đời Lê, cùng với chùa Giám tạo nên một quần thể di tích kiến trúc cổ kính.
Nghè Giám được xây dựng từ thời Lê theo kiểu kiến trúc hình chữ công, tiền bái 3 gian chồng diêm, 8 mái, hậu cung 3 gian nối với tiền bái bằng 1 gian ống muống.
Nghè thờ 3 vị Thành hoàng, gồm Thái úy Tô Hiến Thành, Đô đại minh vương Thưởng Đẳng Thần và Trung đẳng tràng nam Giang Đại Vương. Đây là những người có công lớn giúp dân, giúp nước, được các vua đời Lý, đời Lê ghi nhận và phong thánh để nhân dân ghi ơn thờ phụng.

Trước đây, chùa Giám và nghè Giám nằm ở ngoài đê sông Thái Bình. Năm 1974, khi xã Cẩm Sơn di chuyển về vị trí hiện nay thì chùa Giám và nghè Giám cũng được di dời theo.
Trải qua bao biến cố lịch sử và sự tàn phá của chiến tranh, nghè Giám vẫn giữ được nét uy nghi cổ kính hiếm có. Ngay từ cổng nhìn vào đã có thể cảm nhận nét đẹp của nghè. Chi tiết từ mái ngói, cửa, cột đỡ đến những bệ đá đều mạng đậm dấu ấn thời gian.
Trước nghè là một khoảng sân rộng, tạo không gian thoáng mát dưới tán đa cổ. Mặt trước nghè rộng hơn 10 m gồm 3 gian cửa chính, cách nhau bởi các cột lim đường kính gần 40 cm hiện rõ những vết mò của thời gian tạo nên những vệt hằn sâu như những vệt nhũ đá. Bậc lên xuống cũng được xây bằng những phiến đá xanh cổ. Mái nghè được lợp bằng ngói mũi đã phủ màu rêu phong, các đầu đao được thiết kế cong vút với hình long phụng tạo vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát. Trên bờ nóc và sống mái từ đỉnh xuống đều được gắn hình con nghê tạo nét độc đáo và uy nghi.

Ngay sau cửa chính là 3 gian tiền bái. Gian chính giữa đặt một ban thờ để nhân dân tế lễ vào mỗi dịp lễ hội, tiếp đến là gian ống muống nối 3 gian tiền bái với 3 gian hậu cung. Trong hậu cung có 3 ban thờ các vị Thành hoàng được sơn son, thếp vàng. Bên trong nghè, các hàng cột đỡ bằng gỗ lim đường kính khoảng 40 cm được đặt trên những đế làm bằng đá cao  40 cm. Các con chồng, cốn, lá gió, cánh cửa, bẩy đỡ đều được chạm kênh bong tứ linh hoặc long quần còn khá nguyên vẹn.
Điểm nổi bật khi bước vào trong nghè Giám là bức cửa cấm giữa gian ống muống vào gian hậu cung. Cửa cấm gồm 2 cánh, mỗi cánh rộng hơn 1,2 m được làm bằng 2 khối gỗ lim. Mặt trước cửa được chạm khắc tinh xảo hình lưỡng long chầu nguyệt. Những họa tiết trên thân rồng được chạm khắc cầu kỳ giống như hàng trăm mũi đao, kiếm chĩa về các hướng khác nhau tạo nên một thế trận vững chắc, thể hiện khí phách chiến đấu thời nhà Lê.

Hai bên cửa cấm có là 2 bức giống như câu đối, rộng gần 40 cm, cao gần 2 m, phía trên khắc hình phượng, dưới khắc hình lân, ở giữa được khắc hình rồng như đang bay lượn từ trên xuống tạo sự uyển chuyển độc đáo. Với những giá trị về kiến trúc và lịch sử, bức cửa cấm nghè Giám đã từng được Bảo tàng tỉnh Hải Dương mang đi triển lãm. Đặc biệt, ngày 19.4 vừa qua, trong một lần về khảo sát di tích chùa Giám, nghè Giám, nhà sử học Dương Trung Quốc cùng Hội đồng Thẩm định di sản văn hóa quốc gia đánh giá đây là một bức cửa cấm quý giá được chạm khắc tinh xảo, có giá trị lịch sử cũng như kiến trúc hiếm có ở Việt Nam cần được gìn giữ bảo tồn. Thời gian tới, huyện Cẩm Giàng sẽ đề nghị các sở, ngành liên quan nghiên cứu làm hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận cửa cấm nghè Giám là bảo vật quốc gia.

Cựu chiến binh Đinh Hồng Hợi đã đến nhiều nghĩa trang liệt sĩ

Cựu chiến binh Đinh Hồng Hợi đã đến nhiều nghĩa trang liệt sĩ trong cả nước để tìm kiếm thông tin, mong muốn đưa hài cốt đồng đội về yên nghỉ nơi quê nhà.
Thời gian qua, cựu chiến binh Đinh Hồng Hợi (sinh năm 1945, thương binh 4/4, ở khu 1, thị trấn Phú Thứ, Kinh Môn) đã đến nhiều nghĩa trang liệt sĩ trong cả nước để tìm kiếm thông tin, mong muốn đưa hài cốt đồng đội về yên nghỉ nơi quê nhà. Thấy việc làm ý nghĩa, vợ con ông cũng tích cực hỗ trợ và tham gia.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi ở đâu ,sửa chữa tủ lạnh hitachi ,trung tâm bảo hành hitachi hà nội

Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong Tháng hành động



Tháng 2.1964, ông Hợi nhập ngũ vào Trung đoàn 350 ở Đồ Sơn, từng là Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 27 Triệu Hải (MTB5), đã tham gia chiến đấu 12 trận lớn nhỏ, bị thương 3 lần và được tặng danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ". Chiến đấu tại các chiến trường, ông đã chứng kiến nhiều đồng đội hy sinh. Ông Hợi kể: "Khi cùng đồng đội chốt ở sân bay Đông Hà chống địch lấn chiếm, bị pháo địch tập kích, anh Lê Văn Luyện quê ở xã Tân Dân (Kinh Môn) hy sinh và tự tay tôi chôn cất tại khu đồi gần sân bay. Sau này trở lại tìm kiếm hài cốt, tôi được biết liệt sĩ Lê Văn Luyện đã được cất bốc về nghĩa trang liệt sĩ huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Tìm đến tận nơi, xác thực thông tin, tôi đã cùng gia đình làm thủ tục đưa hài cốt liệt sĩ về quê nhà".

Còn liệt sĩ Dương Đức Nhân quê ở xã Thất Hùng (Kinh Môn) cũng được ông Hợi cùng thân nhân đón về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã từ tháng 12.2015. Ông Hợi cho biết năm 1965, ông Nhân nhập ngũ và được bổ sung vào Trung đoàn 927 (Quân khu 4) sang đất bạn Lào chiến đấu. Về nước, hai người cùng đơn vị vượt sông Bến Hải, chiến đấu tại khu Cồn Tiên - Dốc Miếu. Ngày 21.3.1967, ông Nhân hy sinh. Năm 2013, vào Quảng Trị tìm đồng đội, ông đã đến Ban Chỉ huy quân sự huyện Gio Linh để tra cứu thông tin liệt sĩ thì nhìn thấy chiếc bút Trường Sơn có khắc tên Dương Đức Nhân và em gái Dương Thị Hiền. Được cán bộ cơ quan quân sự cho biết khi địa phương phát hiện ra hài cốt nhưng không có thông tin liên quan, chỉ có chiếc bút Trường Sơn là kỷ vật, còn hài cốt chôn cất tại nghĩa trang liệt sĩ xã Gio Bình. Nhớ lại trước ngày nhập ngũ, biết ông Nhân có em gái Dương Thị Hiền, thế là ông khẳng định đây là đồng đội mà mình đang tìm kiếm và thông tin ngay đến gia đình liệt sĩ.

Vợ ông Hợi là bà Nguyễn Thị Diếp (sinh năm 1949, quê ở xã Hồng Phong, Ninh Giang) từng là dân quân được tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng nhất. Bà Diếp cũng tìm được nơi chôn cất liệt sĩ Phạm Văn Ngật và cùng thân nhân đưa hài cốt liệt sĩ về quê. Bà Diếp cho biết: "Cùng là bạn học và ở cùng xóm, học xong, tôi tham gia dân quân của xã và sau đi công nhân Nhà máy Sứ Hải Dương, còn anh Ngật đi bộ đội và đã hy sinh. Bố mẹ anh Ngật đều đã mất, còn anh trai thì ốm yếu. Lần về thăm quê, anh trai liệt sĩ đưa cho tôi tờ giấy ghi thông tin về anh Ngật mà người cung cấp lại ở huyện Bến Cát (Bình Dương). Bàn bạc với chồng vào Sài Gòn, tôi đã thuê xe ôm đi 200 km tới nghĩa trang liệt sĩ huyện Tân Biên (Tây Ninh). Người quản trang đưa tập danh sách để tra cứu và khi thấy tên, mộ chí của anh, tôi cảm động và khóc vì đã tìm được bạn…".

Hiện nay, không những là Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ Tín dụng nhân dân thị trấn Phú Thứ và tham gia nhiều hoạt động từ thiện, ông Hợi còn là Trưởng Ban liên lạc bạn chiến đấu Trung đoàn 27 Triệu Hải của tỉnh Hải Dương. Từ năm 2011 đến nay, ông đã tổ chức 3 lần cho hàng trăm lượt đồng đội dâng hương liệt sĩ và thăm lại chiến trường xưa.

Các nghĩa trang ở Quảng Trị vẫn còn nhiều liệt sĩ chưa rõ họ tên, quê quán. Ông bà Hợi đã bàn tính, sang năm 2018 thu xếp công việc, lại trở vào Quảng Trị với nguyện vọng ngày nào còn sống, còn đi được ông bà còn tiếp tục lên đường làm tròn tâm nguyện tìm lại tên tuổi cho các anh.

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong Tháng hành động

Đoàn kiểm tra đã nhắc nhở các cơ sở nhanh chóng khắc phục các lỗi vi phạm; tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP.
Sáng 12.5, đoàn kiểm tra liên ngành của Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh kiểm tra việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong Tháng hành động vì ATTP năm 2017 tại huyện Thanh Hà.

Xem thêm:sua tu lanh hitachi , sửa tủ lạnh hitachi  trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung

Đồng chí Nguyễn Anh Cương yêu cầu ngay trong tuần này

    
Trong Tháng hành động vì ATTP năm nay, huyện Thanh Hà đã tổ chức 30 đoàn kiểm tra 467 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Trong đó có 378 cơ sở đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (chiếm 81%), 89 cơ sở vi phạm (chiếm 19%). Các vi phạm chủ yếu về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, chất lượng thực phẩm, quảng cáo... Đoàn kiểm tra đã nhắc nhở các cơ sở nhanh chóng khắc phục các lỗi vi phạm; tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP.

Một số hạn chế còn tồn tại trong bảo đảm ATTP trên địa bàn huyện Thanh Hà là hầu hết các cơ sở sản xuất, nấu rượu, giết mổ gia súc gia cầm đều nhỏ lẻ, người lao động chưa được tập huấn kiến thức ATTP, chưa khám sức khoẻ định kỳ. Các đoàn kiểm tra chỉ nhắc nhở, chưa xử lý vi phạm về ATTP. Đoàn kiểm tra cũng không có bộ test nhanh về ATTP, việc kiểm tra của Ban chỉ đạo cấp xã còn hạn chế...
Suốt chiều dài vỉa hè đường Bạch Đằng phía sát bờ sông thường xuyên có khoảng 20 người bán hàng nước. Khi thành phố ra quân xử lý, nhiều chủ quán đã nghỉ, một số người vẫn cố bán nhưng chỉ xách theo phích nước, làn đựng cốc chén, chồng ghế nhựa. "Vỉa hè chỗ này quá rộng, sạch sẽ, dưới bóng cây mát mẻ. Nếu phường có kế hoạch thì chúng tôi sẵn sàng thuê. Người nộp phí nhiều thì được bán ở chỗ đẹp và ngược lại, đỡ phải tranh giành, người bán cũng yên tâm hơn. Không cho thuê thì vỉa hè bỏ trống, rất lãng phí", chị V. bán nước đối diện Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho biết.

Không chỉ người dân mà chính quyền nhiều phường cũng mong muốn sớm quy hoạch, cho thuê vỉa hè. "Không phải đến bây giờ thành phố ra quân xử lý thì chúng tôi mới tính đến việc này. Ngay các năm 2014-2015, UBND phường đã đề nghị thành phố ra chủ trương quy hoạch vỉa hè nhưng chưa được", bà Đỗ Thị Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND phường Phạm Ngũ Lão cho biết thêm.

Ngày 29.3.2017, sau khi UBND TP Hải Dương ra quân xử lý vi phạm vỉa hè, UBND 7 phường đã đề nghị thành phố quy hoạch, cho thuê vỉa hè. Tuy nhiên, đến nay việc này vẫn chưa được triển khai. UBND thành phố đang quản lý khoảng 500.000 m2 vỉa hè. Rất nhiều đoạn vỉa hè rộng rãi, có thể kẻ vạch để cho thuê làm nơi buôn bán mà không ảnh hưởng nhiều đến giao thông. Ngoài ra, việc quy hoạch, cho thuê vỉa hè sẽ tạo nguồn thu cho các phường và công ăn việc làm cho nhiều người dân.

Đồng chí Nguyễn Anh Cương yêu cầu ngay trong tuần này

Đồng chí Nguyễn Anh Cương yêu cầu ngay trong tuần này, UBND huyện Tứ Kỳ phải gửi báo cáo chi tiết bằng văn bản về tình hình khai thác đất trái phép tại xã Đại Đồng...
Sáng 11.5, đồng chí Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đại diện một số cơ quan chức năng của tỉnh đã về kiểm tra tình hình khai thác đất, cát ngoài bãi đê sông Thái Bình thuộc xã Đại Đồng (Tứ Kỳ).

Để chống tái lấn chiếm và bảo đảm đời sống cho nhiều người dân

Sau khi kiểm tra tình hình thực tế, nghe lãnh đạo UBND huyện Tứ Kỳ và UBND xã Đại Đồng báo cáo, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Anh Cương kết luận những vấn đề báo chí nêu trong thời gian qua về tình trạng khai thác đất trái phép ở xã Đại Đồng là đúng. Để thực trạng này tồn tại, kéo dài nhiều năm nay là do huyện và xã chưa thực sự làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai. Nhiều vi phạm diễn ra nhưng phát hiện chậm, xử lý không kịp thời, thiếu kiên quyết.

Đồng chí Nguyễn Anh Cương yêu cầu ngay trong tuần này, UBND huyện Tứ Kỳ phải gửi báo cáo chi tiết bằng văn bản về tình hình khai thác đất trái phép tại xã Đại Đồng cho UBND tỉnh. Trong đó cần đánh giá, kiểm điểm lại công tác quản lý về đất đai, làm rõ trách nhiệm của huyện, xã, các bên liên quan và nêu biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng trên. Trước mắt, địa phương khẩn trương yêu cầu các cá nhân vi phạm dừng ngay hoạt động khai thác đất, cát trái phép ngoài bãi sông Thái Bình. Đồng thời, kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm vi phạm lấn chiếm hành lang đê; nhanh chóng phối hợp với ngành công an lập chốt bảo vệ, chống khai thác đất, cát trái phép tại khu vực bãi Soi.

Lãnh đạo UBND huyện Tứ Kỳ tiếp thu và hứa sẽ triển khai thực hiện nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Huyện cũng kiến nghị tỉnh quan tâm xem xét cho phép triển khai quy hoạch bãi Soi thành dự án sinh thái, vừa phục vụ phát triển kinh tế của địa phương, vừa để giữ đất trong bối cảnh nạn khai thác cát trái phép những năm qua đã làm mất đi nhiều diện tích đất canh tác. Lãnh đạo UBND xã Đại Đồng đề nghị được cắt dốc và lập một số barie trên đê để ngăn chặn các phương tiện vận chuyển đất; tạo điều kiện cho các hộ được chuyển mục đích sang làm ao nuôi thủy sản tại những vị trí đất bãi đã khai thác.

Đồng chí Nguyễn Anh Cương cho biết tỉnh sẽ xem xét, nghiên cứu giải quyết những kiến nghị, đề xuất của huyện, xã theo thẩm quyền. Về việc đề nghị được cắt dốc và lập một số barie trên đê để ngăn chặn tình trạng khai thác đất trái phép, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh đó là trách nhiệm của địa phương, thấy sai phải xử lý theo thẩm quyền. Vấn đề nào vượt quá thẩm quyền cần sớm báo cáo UBND tỉnh…

Trước đó, báo Hải Dương số ra ngày 8.5 có bài viết “Bao giờ nạn khai thác đất trái phép ở xã Đại Đồng chấm dứt?” phản ánh thời gian gần đây, tình trạng khai thác đất trái phép ngoài bãi đê sông Thái Bình diễn ra cả ngày lẫn đêm nhưng các cơ quan chức năng chưa có biện pháp đủ mạnh để ngăn chặn.

Để chống tái lấn chiếm và bảo đảm đời sống cho nhiều người dân

Để chống tái lấn chiếm và bảo đảm đời sống cho nhiều người dân thì việc quy hoạch, cho thuê vỉa hè cần sớm được triển khai.
Sau hơn 1 tháng ra quân xử lý, vỉa hè ở nhiều tuyến đường của TP Hải Dương đã thông thoáng. Nhưng để chống tái lấn chiếm và bảo đảm đời sống cho nhiều người dân thì việc quy hoạch, cho thuê vỉa hè cần sớm được triển khai.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh hitachi

Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã bộc lộ một số bất cập P2


Tiếp tục "đòi lại vỉa hè": Chiều 5.5 vừa qua, UBND phường Trần Phú tiếp tục tổ chức lực lượng xử lý, thu giữ bàn ghế của người bán hàng lấn chiếm vỉa hè ở đường Bạch Đằng. Trước đó, đoạn vỉa hè này đã được giải tỏa, song người dân lại tái lấn chiếm.
Còn tại phường Phạm Ngũ Lão, từ ngày 29.3 đến nay, UBND phường vẫn đang tiếp tục xử lý vi phạm. Phường vừa kết thúc một đợt xử lý, tháo dỡ con nêm, đường dắt xe lên vỉa hè, mái che, mái vẩy trên các phố Lê Hồng Phong, Mạc Thị Bưởi, Trương Mỹ, Lê Thanh Nghị...

Để giải tỏa được vi phạm vỉa hè, ngoài sự tích cực của các lực lượng chức năng thì việc tuyên truyền để người dân đồng tình có ý nghĩa rất quan trọng. "Chúng tôi cho rằng, thành công lớn nhất là qua tuyên truyền đã có tới 100% số hộ tự giải tỏa mái che, mái vẩy; khoảng 60% số hộ phá dỡ con nêm, lối dắt xe, thu dọn chậu cây trồng ở vỉa hè", bà Đỗ Thị Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND phường Phạm Ngũ Lão cho biết. Phường hiện có 16 khu dân cư, 22 tuyến phố chính cùng hàng trăm ngõ, ngách. Tại các phố này, nhiều người kinh doanh, buôn bán nhờ vỉa hè. Theo bà Nghĩa, việc giải tỏa đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Do đó, quy hoạch, cho thuê vỉa hè tập trung tại những khu vực vỉa hè rộng rãi là việc cần làm hiện nay.

Cùng quan điểm này, lãnh đạo UBND phường Thanh Bình cho biết phường có hơn 2 km đường Nguyễn Lương Bằng, dài nhất trong số 6 phường có tuyến đường này đi qua. Vỉa hè nhiều chỗ rất rộng, có thể làm nơi trông giữ xe, bán hàng mà không cản trở giao thông. Do vậy, thành phố cần sớm quy hoạch, cho thuê tại những địa điểm phù hợp, bảo đảm đời sống của nhiều người dân.

Trước đợt ra quân xử lý vi phạm vỉa hè, ông Trần Hồ Đăng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Dương đã khẳng định về lâu dài sẽ quy hoạch các bãi đỗ xe, cho phép người dân bán hàng nhưng phải đóng phí tại các điểm có vỉa hè rộng. Tuy nhiên, việc này triển khai còn chậm, dẫn đến tình trạng người dân tái lấn chiếm.

Mong sớm ổn định: Bà L. có quán bán hàng ăn sáng tại phố Nhà Thờ từ hàng chục năm nay. Quán ăn của bà L. rất đông khách, nơi chế biến, bày bàn ghế chiếm trọn vỉa hè phía trước nhà. Hơn 1 tháng nay, bàn ghế đã được thu gọn lại, rút bớt vào trong nhà, xe cộ của thực khách để gọn gàng hơn. Quán trà đá "ăn theo" quán ăn sáng của bà L. ở phía đối diện, bàn ghế cũng được rút bớt vào nhà, không còn ngang nhiên chiếm vỉa hè như trước. Bà L. cho rằng phố Nhà Thờ không quá đông đúc, việc bày một số bàn ghế ra vỉa hè cũng không ảnh hưởng nhiều đến người dân đi lại. Thành phố quy định thì phải chấp hành, nhưng nếu phường quy hoạch cho thuê thì sẽ tốt hơn. Người bán hàng sẽ không phải nơm nớp lo bị công an thu giữ bàn ghế...

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã bộc lộ một số bất cập P2

HĐND thưa việc: Trong khi nhiều cán bộ UBND cấp xã bị quá tải công việc thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng công việc của Thường trực HĐND cấp xã đang nhàn quá. Nhiều người cho rằng, bên UBND phải điều hành thường xuyên, trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến mọi mặt cuộc sống, đồng thời có rất nhiều công việc phát sinh hằng ngày nên khối lượng công việc và áp lực lớn hơn, còn HĐND làm việc chủ yếu theo kế hoạch, trọng tâm là hoạt động giám sát mà một năm chỉ thực hiện vài cuộc nên đỡ áp lực hơn. Chưa kể, theo luật, mỗi xã có từ 25-35 đại biểu HĐND tùy theo số dân, nên hoạt động giám sát cũng do nhiều người thực hiện, chứ không dồn vào một cá nhân. Việc họp hành, văn bản giấy tờ phải thực hiện của HĐND cũng không nhiều như của UBND. Thậm chí, trước mỗi kỳ họp HĐND, việc chuẩn bị tài liệu, báo cáo cũng chủ yếu do khối UBND xã thực hiện.

 Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi,sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội ,  trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi       
Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã bộc lộ một số bất cập

Qua trao đổi, lãnh đạo một số xã, phường, thị trấn đề xuất điều chỉnh giảm số lượng phó chủ tịch HĐND để “san” sang UBND. Kiến nghị này không khả thi khi chưa sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Tuy nhiên, vị trí Phó Chủ tịch HĐND cấp xã hoàn toàn có thể bố trí kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhằm tránh lãng phí nhân lực.

Để khắc phục những bất cập trên, các cấp có thẩm quyền cần sớm rà soát, cắt giảm cán bộ, đầu mối đối với khối các tổ chức hội, đoàn thể để “nhường” chỉ tiêu biên chế cho Thường trực UBND và các lĩnh vực quản lý Nhà nước cấp xã - cấp trực tiếp giải quyết công việc. Quan trọng hơn là lãnh đạo UBND cấp xã cần chủ động sắp xếp công việc khoa học, hợp lý, hiệu quả; bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ tham mưu giúp việc, theo hướng một người làm được nhiều việc, nhằm giảm áp lực lên lãnh đạo UBND.

 HĐND không nhàn khi làm hết trách nhiệm: Nếu Phó Chủ tịch HĐND và các đồng chí Trưởng ban HĐND các cấp làm hết trách nhiệm thì công việc không “nhàn” chút nào. Làm lãnh đạo HĐND có cái khó hơn UBND vì phải am hiểu rất nhiều vấn đề thì mới giám sát tốt, trong khi không có hướng dẫn cụ thể như công việc của UBND. Thực tiễn cuộc sống ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, cần giám sát và phản biện để điều chỉnh kịp thời. Do vậy, HĐND các cấp, kể cả cấp xã  rất cần tổ chức những cuộc giám sát chuyên đề, tập trung vào những vấn đề nóng, được dư luận quan tâm. Đại biểu HĐND chuyên trách cấp xã nên thường xuyên đi cơ sở, tiếp xúc với cử tri, chủ động phát hiện các vấn đề để chất vấn trong các kỳ họp HĐND.

Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức
Theo tôi, dù là xã loại I hay xã loại II thì khối lượng công việc cũng không kém nhau bao nhiêu. Địa bàn rộng, dân số đông thì chúng tôi chủ yếu dựa vào đội ngũ cán bộ thôn, khu dân cư. Còn ở cấp xã, nhiệm vụ xã loại I hay xã loại II cũng đều như nhau, cũng phải tổ chức tất cả các cuộc họp theo quy định, triển khai khối lượng công việc cấp trên giao như nhau; số hồ sơ chứng thực nhiều khi ở xã loại II còn nhiều hơn xã loại I. Vì là xã loại I, nên Tân Trường có 2 phó chủ tịch UBND xã. Vậy mà nhiều khi chúng tôi cũng thấy mệt mỏi vì lượng công việc quá nhiều nữa là ở những xã chỉ có 1 phó chủ tịch UBND.

Để giải quyết tốt công việc, theo tôi, các cấp có thẩm quyền nên có các quy định cụ thể để bồi dưỡng, đào tạo, thu hút người có năng lực, trình độ cao về công tác tại cấp xã; xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã bộc lộ một số bất cập

Sau hơn 1 năm triển khai, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã bộc lộ một số bất cập. Nhiều chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn bị quá tải công việc...
Luật Tổ chức chính quyền địa phương với nhiều điểm mới, tiến bộ đã góp phần hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp. Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, luật cũng bộc lộ một số bất cập.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi hà nội bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

Phòng khám quản lý ngoại trú bệnh nhân tim mạch thuộc Trung tâm Tim mạch


Lãnh đạo UBND bị quá tải: Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, hiện nay, các xã, phường, thị trấn loại I có không quá 2 phó chủ tịch UBND, loại II và loại III có 1 phó chủ tịch UBND. Theo quy định này, nhiều xã, phường trong tỉnh bị rút bớt số lượng phó chủ tịch UBND. Việc rút bớt số lượng phó chủ tịch UBND dẫn đến tình trạng quá tải công việc ở cấp xã.

Trần Hưng Đạo (TP Hải Dương) là phường loại 2 nên chỉ có 1 phó chủ tịch UBND theo quy định. Theo đồng chí Phạm Ngọc Tiến, Phó Chủ tịch UBND phường, trước đây, khi có 2 phó chủ tịch UBND, công việc chia đều cho cả hai, người phụ trách mảng văn hóa - xã hội, người quản lý mảng kinh tế. Từ khi thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương đến nay, khối lượng công việc của đồng chí Tiến tăng lên rất nhiều. "Trần Hưng Đạo là phường nội thị nên riêng công việc quản lý đô thị đã rất vất vả. Trong khi đó, tôi phụ trách tất cả các lĩnh vực từ văn hóa - xã hội đến kinh tế, quản lý đô thị, đồng thời thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính nên nhiều khi làm thêm cả ngày thứ bảy vẫn thấy chưa hết việc”, đồng chí Tiến cho biết. Phường Trần Hưng Đạo tuy chỉ có hơn 4.000 dân nhưng giải quyết số lượng hồ sơ chứng thực rất lớn. Bình quân hằng năm, phường thu trên 100 triệu đồng từ phí, lệ phí chứng thực, là một trong những phường có số thu phí, lệ phí cao nhất thành phố, còn cao hơn cả một số phường loại I. Phần lớn thời gian của đồng chí Phó Chủ tịch UBND phường chỉ để ký giấy tờ, hồ sơ chứng thực. Đợt này, thành phố đang triển khai chiến dịch giải phóng vỉa hè nên đồng chí Tiến gần như không có ngày nghỉ.

Tại thị trấn Cẩm Giàng tình trạng cũng tương tự. Trước đây, thị trấn có 2 phó chủ tịch nhưng nay chỉ còn 1 nên mọi việc dồn cho đồng chí chủ tịch và phó chủ tịch UBND thị trấn. Đồng chí Nguyễn Ngọc Đường, Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: "Trước đây, công việc được 2 đồng chí phó chủ tịch UBND thị trấn gánh đỡ nên tôi nhàn hơn. Nhưng nay người giảm nên công việc dành cho tôi và đồng chí phó chủ tịch UBND tăng lên nhiều. Ngoài công việc chuyên môn, hằng ngày có rất nhiều công việc phát sinh cần giải quyết. Trong khi đó, với vai trò là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thị trấn, chúng tôi còn phải xuống các khu dân cư dự họp, sinh hoạt với chi bộ theo phân công của Đảng ủy nên công việc càng nhiều thêm. Vì vậy, nhiều khi khó tránh khỏi sơ suất trong công việc, nhất là việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân".

Theo một số đồng chí chủ tịch, phó chủ tịch UBND ở những xã trước đây có 2 phó chủ tịch, bây giờ rút xuống còn 1 phó chủ tịch UBND xã, mỗi người tăng thêm ít nhất 1/3 khối lượng công việc. Người ít, khối lượng công việc lớn nên có những tuần, các đồng chí lãnh đạo UBND xã phải dự đến gần chục cuộc họp từ xã đến huyện, tỉnh. Trong những ngày đó, dù đã hết giờ làm việc, nhưng lãnh UBND xã vẫn phải tranh thủ quay lại cơ quan để ký, xử lý các hồ sơ, giấy tờ chứng thực để trả người dân theo đúng lịch và giải quyết các công việc của chính quyền.

Phòng khám quản lý ngoại trú bệnh nhân tim mạch thuộc Trung tâm Tim mạch

Những năm gần đây, Phòng khám quản lý ngoại trú bệnh nhân tim mạch thuộc Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) là một điểm đến tin cậy cho bệnh nhân.
Năm 2015, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành lập 2 Phòng khám quản lý ngoại trú bệnh nhân tim mạch để khám, điều trị, quản lý bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch. Đến nay, 2 phòng khám này không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, thu hút nhiều người bệnh đến điều trị, góp phần giảm tải việc phải điều trị nội trú. 2  phòng khám đang quản lý hơn 2.000 bệnh nhân, trong đó có gần 1.000 người mắc các bệnh về động mạch vành, suy tim và 500 người bị bệnh huyết áp. Trung bình mỗi ngày, 2 phòng khám phát thuốc định kỳ cho 100-150 người bị mắc các bệnh về suy tim, động mạch vành, tai biến mạch máu não…

Xem thêm:trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi hà nội

Ứng dụng hệ thống tưới nước tự động theo công nghệ tiên tiến


Ông Nguyễn Văn Bách (82 tuổi) ở xã Lê Hồng (Thanh Miện) bị nhồi máu cơ tim cách đây 5 năm khi đang làm việc nhà và được cấp cứu kịp thời. Sau 2 năm điều trị tại bệnh viện ở Trung ương, khi bệnh thuyên giảm, ông xin về Bệnh viện Đa khoa tỉnh để tiếp tục chữa trị. Năm 2015, ông đăng ký quản lý khám ngoại trú bệnh tim mạch tại Trung tâm Tim mạch. Hằng tháng, ông Bách lên lấy thuốc đúng ngày, duy trì chế độ ăn uống, tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ nên đến nay ông chưa bị tái phát bệnh.

Bà Nguyễn Thị Núi (52 tuổi) ở khu Đồng Khê (thị trấn Nam Sách) đăng ký khám ngoại trú bệnh hở van tim 2 lá tại Trung tâm Tim mạch 3 năm nay. Không chỉ tuân thủ uống thuốc đủ 30 ngày/tháng, mỗi lần đến khám và lấy thuốc định kỳ, bà đều nhận được những lời tư vấn hợp lý về chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Bà Núi chia sẻ: “Trước đây, tôi phải lên bệnh viện tuyến Trung ương để chữa bệnh, chi phí đi lại và sinh hoạt đắt đỏ, tốn kém thời gian. Phòng khám của Trung tâm Tim mạch đã giúp tôi giảm thời gian, công sức và chi phí. Ngoài ra, đội ngũ y, bác sĩ ở đây có trình độ chuyên môn tốt, chăm sóc bệnh nhân nhiệt tình và chu đáo nên tôi rất an tâm điều trị”.

Với những biến chứng khó lường và là bệnh lý phổ biến nên số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch ngày càng tăng cao, gây quá tải cho các bệnh viện. Bác sĩ Vũ Thanh Thủy làm việc tại phòng khám cho biết số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú tăng liên tục. Năm 2015, phòng khám quản lý khoảng 1.000 bệnh nhân thì đến nay đã tăng lên gần 2.000 bệnh nhân và dự kiến đến cuối năm con số này có thể tăng lên 3.000 bệnh nhân. Do được quản lý, điều trị tốt nên chất lượng cuộc sống của người bệnh tim mạch đã được cải thiện đáng kể, hầu hết bệnh nhân không gặp phải những biến chứng thông thường như tăng huyết áp.

Hiện nay, 2 phòng khám ngoại trú này đã và đang được Bệnh viện Đa khoa tỉnh đầu tư đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ y, bác sĩ đều có trình độ sau đại học. Thời gian tới, Trung tâm Tim mạch dự kiến lắp đặt thêm nhiều hệ thống máy móc hiện đại như: Chụp mạch MSCT 126 dãy, Chụp mạch DSA... Phòng khám duy trì đều đặn sinh hoạt Câu lạc bộ “Tim mạch” để tăng cường thêm kiến thức cho người bệnh thông qua việc mời chuyên gia đầu ngành về chia sẻ, cung cấp thông tin liên quan cho thành viên câu lạc bộ. Hằng tuần, tại các phòng khám ngoại trú đều có hoạt động tư vấn, tuyên truyền về kỹ năng kiểm soát huyết áp, suy tim, chế độ ăn uống bệnh lý, kỹ năng nhận biết và xử lý khi có biến chứng… cho người bệnh đến khám và điều trị. Để đáp ứng nhu cầu người bệnh, vào buổi sáng hằng ngày, cán bộ của phòng khám làm việc sớm hơn bình thường 1 giờ đồng hồ, còn buổi chiều sẽ phục vụ cho tới khi hết bệnh nhân.

Ứng dụng hệ thống tưới nước tự động theo công nghệ tiên tiến

Ứng dụng hệ thống tưới nước tự động theo công nghệ tiên tiến cho các vùng chuyên canh rau màu không chỉ giúp nông dân tiết kiệm nước tưới mà còn giảm chi phí...
Mỗi ha thu 500-600 triệu đồng: Sau khi hoàn thành dồn điền, đổi thửa, cánh đồng của thôn Kim Trang Đông, xã Lam Sơn thay đổi hoàn toàn. Trước đây, người dân chỉ quen cấy 2 vụ lúa, thu nhập bấp bênh. Từ cuối năm 2015, khi tỉnh có dự án xây dựng hệ thống tưới nước hiện đại, người dân ở đây đều phấn khởi, cả cánh đồng 40 ha chuyên canh rau màu cũng nhờ đó mà hồi sinh. Ông Nguyễn Văn Hàng, người có nhiều năm gắn bó với đồng ruộng chia sẻ: “Nhà tôi chỉ có 3 sào trồng màu ở cánh đồng này, từ việc chăm sóc đến tưới nước đều rất thuận tiện. Trước tôi phải gánh từng thùng nước để tưới, giờ chỉ cần vặn vòi nước là có thể tưới khắp ruộng, vừa tiết kiệm chi phí, hiệu quả lại cao”.

Xem thêm:  sửa chữa tủ lạnh hitachi , bảo hành tủ lạnh hitachi,trung tâm bảo hành hitachi hà nội

Sở GD&ĐT tổ chức hội thảo góp ý dự thảo chương trình giáo dục


Ông Trần Văn Tuân, Trưởng thôn Kim Trang Đông là người trực tiếp trông coi dự án nên ông hiểu rõ lợi ích mà dự án này mang lại. Từ khi được đầu tư hệ thống nước tưới, cả cánh đồng 40 ha đã thành vùng chuyên canh rau màu xanh tốt. Năm 2016, giá trị sản xuất cả vùng này đạt hơn 21 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với năm 2015”.

Chị Phạm Thị Nhung, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện cho biết: “Hệ thống tưới tự động giúp nông dân tiết kiệm nước tưới, nhất là khi thời tiết ít mưa như hiện nay. Nó còn giúp nông dân tiết kiệm thời gian và công sức chăm sóc rau màu, kiểm soát được nguồn nước trước khi bơm vào ruộng. Qua thực tế sản xuất, doanh thu của các hộ dân đạt từ 500-600 triệu đồng/ha/năm, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa”.

Hình thành vùng chuyên canh rau màu ứng dụng công nghệ cao

Xã Phạm Kha cũng nhanh chóng được huyện đầu tư công nghệ tưới tự động trên diện tích 100 ha chuyên canh rau màu. Hiện nay, dự án mới hoàn thành xây dựng trạm bơm tưới áp lực, lắp đặt các đường ống nước ở các trục đường chính và lắp thử nghiệm tận ruộng với hơn 10 hộ dân. Ông Vũ Viết Khang, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Phạm Kha, người trực tiếp vận hành hệ thống và được hưởng lợi từ dự án cho biết: “Nông dân rất phấn khởi khi được thụ hưởng lợi ích từ dự án này. Sắp tới, khi hệ thống được lắp đặt đồng bộ ở 150 ha thì đây sẽ là một trong những vùng rau màu quy mô lớn và hiện đại”.

Hiện nay, huyện Thanh Miện có 170 ha rau màu ứng dụng hệ thống tưới nước tự động theo công nghệ tiên tiến ở các xã Phạm Kha, Lam Sơn, Hùng Sơn và thị trấn Thanh Miện với hơn 1.800 hộ dân được hưởng lợi từ dự án. Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 8,8 tỷ đồng được trích từ nguồn ngân sách của tỉnh và huyện.

Năm 2017, huyện Thanh Miện sẽ tiếp tục triển khai dự án ứng dụng hệ thống tưới tự động tại các vùng chuyên canh rau màu ở các xã Tứ Cường (40ha), Tiền Phong (30 ha), Cao Thắng (20 ha), Đoàn Kết (30 ha) và thị trấn Thanh Miện (20 ha). Đồng thời, huyện cũng triển khai dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất rau màu an toàn, tập trung gắn với tiêu thụ tại xã Chi Lăng Nam; dự án cho doanh nghiệp thuê đất ứng dụng công nghệ cao với quy mô 200 ha ở xã Hồng Quang.

“Triển khai đồng bộ dự án ứng dụng hệ thống tưới nước tự động giúp các vùng chuyên canh rau màu tăng gấp đôi giá trị sản xuất so với trước đây. Đồng thời, tiết kiệm được công sức lao động, hình thành những vùng chuyên canh rau màu ứng dụng công nghệ cao, góp phần tích tụ ruộng đất nâng cao giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp”, bà Phạm Thị Nhung, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết thêm.

Sở GD&ĐT tổ chức hội thảo góp ý dự thảo chương trình giáo dục

 Ngày 10-5, Sở GD&ĐT tổ chức hội thảo góp ý dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Hội thảo đã chia 5 nhóm thảo luận, tập trung vào các nội dung góp ý dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể về: Quan điểm xây dựng chương trình; mục tiêu của chương trình; yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh; kế hoạch giáo dục; định hướng về nội dung giáo dục; định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục; điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông; phát triển chương trình giáo dục phổ thông…

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội , bảo hành tủ lạnh hitachi việt nam, trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi

 Hội thảo đã thu hút 84 ý kiến tham luận, hầu hết đồng tình cao với dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, khẳng định chương trình được xây dựng trên quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29- NQ/TW và Nghị quyết 88/2014/QH13; kế thừa, phát huy ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông trước, đồng thời tiếp cận xu hướng quốc tế về xây dựng chương trình giáo dục phát triển năng lực người học, thể hiện quyết tâm đổi mới của ngành Giáo dục.  Chương trình đã xác định rõ 6 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi cần đạt cho học sinh; xây dựng các môn học và hoạt động giáo dục có tính hệ thống, tương đối phù hợp, đảm bảo liên thông giữa các bậc học, hạn chế sự trùng lặp, chồng chéo nội dung giữa các môn học và các cấp học. Chương trình có tính mở theo hướng trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường...
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến còn băn khoăn về thời lượng của chương trình đối với lớp 5, lớp 8, lớp 9, lớp 10 còn khá nặng (29-30 tiết/tuần); nội dung giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp chưa rõ; hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ khó khăn khi thực hiện về việc bố trí đội ngũ, kính phí, thời gian. Chương trình xuất hiện một số môn học mới Âm nhạc, Mỹ thuật ở THPT, nội dung môn học sẽ thay đổi, do vậy việc bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ để dạy học có hiệu quả các môn học mới là một yêu cầu bức thiết. Một số ý kiến đề nghị, để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới, cần bổ sung, nâng cấp, sửa chữa trường, lớp, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, bổ sung, cải tạo phòng bộ môn, phòng học âm nhạc, mỹ thuật...cho phù hợp để thực hiện hiệu quả chương trình mới...
Lực lượng chức năng xã Cộng Hòa vừa bắt giữ 1 tàu đang khai thác cát trái phép trên sông Lai Vu đoạn qua thôn An Điền xã Cộng Hòa.

Vào khoảng 9h30 phút ngày 8/5, lực lượng chức năng xã Cộng Hòa đã phát hiện tàu xi măng không có số hiệu đăng ký đang hút cát lòng sông trái phép. Khi lực lượng chức năng xã Cộng Hòa tiếp cận tàu, thuyền viên đã điều khiển tàu bỏ chạy về phía xã Lai Vu huyện Kim Thành và bỏ lại tàu. Tại thời điểm kiểm tra, trên tàu đã có cát và nước.
Với sự hỗ trợ của đoàn liên ngành huyện, sau hơn 24 giờ, chủ tàu Bùi Văn Quang trú tại xã Lai Vu huyện Kim Thành đã đến làm việc với lực lượng chức năng. Căn cứ hồ sơ, tài liệu và hành vi vi phạm, Đoàn liên ngành của huyện đã tham mưu UBND huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản đối với chủ tàu Bùi Văn Quang số tiền 10 triệu đồng nộp ngân sách nhà nước.

Như vậy trong vòng 1 tuần, xã Cộng Hòa đã phát hiện bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên các tuyến sông thuộc địa bàn xã.

Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

Ðó là bà Phí Thị Khánh (58 tuổi) bị mù bẩm sinh đang nuôi mẹ già là cụ Lương Thị Ðược

Trong căn nhà nhỏ lụp xụp rộng chừng 20 m2 là hình ảnh một phụ nữ mù lòa đang đút từng thìa cơm vụng về cho người mẹ già đau ốm.
Ðó là bà Phí Thị Khánh (58 tuổi) bị mù bẩm sinh đang nuôi mẹ già là cụ Lương Thị Ðược (91 tuổi) tại đội 5, thôn Hưng Hòa, xã Liên Hòa (Kim Thành).

Xem thêm:trung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noisua tu lanh hitachi tai ha noi,bao hanh tu lanh hitachi

Người chiến sĩ cầm cờ tiến công trong trận đánh đồi Độc Lập P2


Cụ Ðược sinh được 5 người con gái, thì duy nhất bà Khánh bị mù bẩm sinh. Chồng cụ cũng bệnh tật nhiều năm rồi qua đời từ sớm, một mình cụ gồng gánh nuôi 5 người con. Bốn người con gái đã lấy chồng và chuyển đến nơi khác sinh sống nhưng hoàn cảnh cũng còn nhiều khó khăn. Ðưa tay chỉ về phía người con gái mù lòa, nước mắt cụ Ðược giàn dụa, xót xa: “Trước đây, khi còn khỏe tôi có thể ra đồng mò cua bắt ốc, làm thuê kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Nhưng 20 năm trở lại đây, chân tôi bị phù nề, đi lại khó khăn cùng với nhiều bệnh tuổi già hành hạ nên đành phải nhờ vào sự chăm sóc của con gái. Nếu không may tôi mất đi, con tôi không biết sẽ bấu víu vào ai”.

Không chỉ bị mù lòa bẩm sinh, bà Khánh còn bị bệnh suy tim và suy thận. Mỗi năm, bà đi viện hơn chục lần, chi phí đi lại, thuốc thang lên đến 15-20 triệu đồng. Ở bệnh viện không ai chăm nom, sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ mọi người xung quanh giúp đỡ. Mọi chi tiêu của hai mẹ con bà hiện chỉ trông chờ vào hơn 1 triệu đồng Nhà nước trợ cấp hằng tháng.

Chan cơm chủ yếu là nước mắm, canh rau hay vài miếng đậu. Nhiều hôm trái gió trở trời, chân tay tê buốt, hai mẹ con không thể đi lại được đành phải nhịn đói. Do không có tiền mua đồng hồ nước nên hằng ngày bà Khánh phải lần mò qua bờ tường rào để sang nhà hàng xóm xin nước về sinh hoạt, nấu ăn… “Ðiều mong muốn nhất hiện nay là gia đình có nước sạch lắp ở sân, điện được kéo vào nhà, không phải xin nhờ hàng xóm nữa”, bà Khánh nói.

Bà Ðồng Thị Khen, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Hòa cho biết: Hai mẹ con bà Khánh thuộc diện hộ nghèo của xã. Hai mẹ con bà Khánh đang rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Mọi sự ủng hộ xin gửi về địa chỉ: bà Phí Thị Khánh ở đội 5, thôn Hưng Hòa, xã Liên Hòa, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; điện thoại: 0973538362.