Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

BND huyện vừa triển khai Kế hoạch thực hiện

UBND huyện vừa triển khai Kế hoạch thực hiện “năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp” 2017
Mục đích nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm (ATTP) cho tiêu dùng trong huyện và hướng tới mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xem thêm: hang bao hanh tu lanh hitachi,sửa tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh hitachi

Sáng 26/4, tại hội trường UBND xã Thanh Quang (huyện Nam Sách)


UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm; tăng cường thông tin về vệ sinh ATTP nông, thủy sản dưới nhiều hình thức. Phấn đấu đến cuối năm 2017, tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm quy định về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, củ, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong các loại sản phẩm thịt, thủy sản; ô nhiễm vi sinh trong thịt giảm 10% so với năm 2016. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông, thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP tăng 10% so với năm 2016. Tiếp tục phát triển, nhân rộng chuỗi cung ứng thực phẩm nông, thủy sản an toàn và tổ chức kiểm tra, giám sát, cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn và công khai tại nơi bày bán cho người tiêu dùng.

UBND huyện đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính Kế hoạch, Y tế, Kinh tế Hạ tầng, Công an huyện, Đài Phát thanh và UBND các xã thị trấn. Trong đó phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm tham mưu cho huyện và chủ trì xây dựng triển khai nhiệm vụ, phối hợp với các xã, thị trấn để thực hiện kế hoạch đảm bảo tiến độ, hiệu quả và yêu cầu đề ra.

Học bổng Lãnh đạo trẻ 2 tháng tại Nhật Bản – IATSS Forum do Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohames và Chủ tịch hãng Honda Soichiro Honda sáng lập năm 1985, dành cho cá nhà lãnh đạo trẻ tiềm năng ở khu vực ASEAN.
Điều kiện ứng viên:
- Là công dân Việt Nam từ 25  đến 35 tuổi vào thời điểm kết thúc thời hạn nộp hồ sơ;
- Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm với 1 công việc toàn thời gian tại thời điểm nộp hồ sơ và có khả năng sắp xếp công việc để tham dự chương trình.
- Có đầy đủ sức khỏe về thể chất và trí tuệ để tham dự chương trình.
- Có kỹ năng Tiếng Anh tốt.
- Có khả năng tham dự mà không có người đi kèm.
Quy trình tuyển sinh:
- Vòng 1 (07/2017): Xét tuyển hồ sơ lần 1 do IATSS Forum Việt Nam, trực thuộc VICC thực hiện
- Vòng 2 (08-09/2017): Xét duyệt hồ sơ lần 2 do Hội đồng xét duyệt hồ sơ lần 2 do Hội đồng xét tuyển IATSS Forum Nhật Bản thực hiện.
- Phỏng vấn lần cuối (12-12/2017): Phỏng vấn trực tiếp ở Việt Nam do Họi đồng xét tuyển Nhật Bản phối hợp với IATSS Forum Việt Nam thực hiện.

Sáng 26/4, tại hội trường UBND xã Thanh Quang (huyện Nam Sách)

Sáng 26/4, tại hội trường UBND xã Thanh Quang (huyện Nam Sách), Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV của tỉnh gồm ông Bùi Mậu Quân - Trung Tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ Công an) và bà Vũ Thị Thủy - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã có cuộc tiếp xúc với cử tri huyện Nam Sách trước kỳ họp thứ 3.

Tham dự cuộc tiếp xúc, phía huyện Nam Sách có các đồng chí: Phạm Mạnh Hùng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Bùi Văn Thăng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện, Thường trực MTTQ huyện và lãnh đạo một số phòng, ban của huyện.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi việt namsua chua tu lanh hitachibao hanh tu lanh hitachi

Thời gian gần đây, hiện tượng cây dưa lê bị bệnh


Tại hội nghị, sau khi nghe đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thông báo dự kiến chương trình, thời gian làm việc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, cử tri huyện đã có nhiều ý kiến, kiến nghị gửi đến các đại biểu Quốc hội. Trong đó, 18 ý kiến trực tiếp tại hội trường và 9 ý kiến bằng văn bản. Các ý kiến tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, môi trường, chế độ chính sách, văn hóa xã hội và việc giải quyết đơn thư của công dân
Theo đó, cử tri đề nghị Quốc hội cần nghiên cứu xây dựng, ban hành luật về nông nghiệp; xem xét đối với đề xuất đưa phí môi trường vào giá xăng dầu sẽ khiến chi phí cho sản xuất nông nghiệp tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp tới hộ sản xuất nông nghiệp; Nhà nước cần có chính sách trợ giá thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất lúa và tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp; cần có chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất; tiếp tục hỗ trợ xi măng cho các xã đã về đích nông thôn mới trong việc mở rộng, bê tông hóa đường giao thông. Cử tri cũng đề nghị xem xét công nhận và tu bổ di tích Trạng nguyên Cổ đường.
Cử tri huyện cũng có ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội một số vấn đề liên quan tới việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, việc quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa chống hàng giả, tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất cho bệnh viện ở cơ sở, quan tâm giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng tham gia kháng chiến. Việc xử lý kỷ luật đối với những cán bộ có chức có quyền để xảy ra vi phạm. Đồng thời đề xuất biện thay đổi, nâng cao chất lượng, thời gian tiếp xúc giữa đại biểu quốc hội với cử tri; đề nghị Quốc hội nghiên cứu việc nâng tuổi nghỉ hưu cho phù hợp với điều kiện thực tế ở cơ sở hiện nay; có chế độ phù hợp đối với cán bộ bán chuyên trách ở cơ sở…

Tại buổi tiếp xúc, thay mặt UBND huyện, đồng chí Chủ tịch UBND huyện Bùi Văn Thăng đã tiếp thu, giải trình, làm rõ những vấn đề cử tri nêu thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện. Đại biểu Bùi Mậu Quân - Trung tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Bộ công an đã trả lời một số nội dung, đồng thời tiếp thu và chuyển những kiến nghị, ý kiến của cử tri huyện tới Quốc hội để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Đối với những ý kiến thuộc thẩm quyền của tỉnh sẽ tổng hợp và gửi tới các cấp, ngành, các cơ quan chức năng liên quan trả lời, làm rõ.

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Thời gian gần đây, hiện tượng cây dưa lê bị bệnh

Thời gian gần đây, hiện tượng cây dưa lê bị bệnh, vàng lá và chết rũ trong khi sắp cho thu hoạch khiến người trồng dưa trong tỉnh điêu đứng.
Nhìn ruộng dưa trước đây xanh tốt giờ đã vàng úa hết, quả héo, chị Vũ Thị Lành ở thôn Thái Thạch, xã Hùng Sơn (Thanh Miện) than thở: “Không chỉ một mình tôi mà hầu như cả làng trồng dưa lê đều bị như thế. Năm ngoái, giá dưa đã rẻ, nông dân được mùa cũng chẳng thu được bao nhiêu. Năm nay dưa lại chết hết thì lấy đâu bù giống, vốn?”.

Xem thêm:  sửa chữa tủ lạnh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi,bảo hành tủ lạnh samsung

Kinh Môn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc


Tháng 2 vừa qua, gia đình chị Lành trồng 4 sào dưa lê. Lúc đó dưa bị chết vài khóm do ảnh hưởng của thời tiết, chị trồng dặm lại. Nhưng được hơn 1 tháng trở lại đây, cây bắt đầu bị vàng lá, nứt thân. Khi nhổ lên, gốc cây bị thối. Chị Lành đã dùng nhiều biện pháp, thay đổi nhiều loại thuốc trừ sâu nhưng vẫn không có tác dụng.

Ông Phạm Quang Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Sơn cho biết toàn xã có hơn 2 ha dưa lê, tập trung ở thôn Thái Thạch. Khoảng 80% diện tích dưa lê đã chết.

Gia đình anh Phạm Quang Văn ở thôn Tứ Kỳ Thượng, xã Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ) trồng 5 sào dưa lê, đến nay một nửa diện tích đã chết. “Quả bé nhất cũng bằng cái chén, quả to thì sắp được thu hoạch. Năm ngoái mỗi sào dưa lê, tôi thu được hơn 7 tạ, năm nay chắc chỉ còn vài chục kg/sào. Cứ đà này thì mất cả công lẫn vốn”, anh Văn buồn rầu nói.

Ở cánh đồng thôn Tứ Kỳ Thượng, nhiều diện tích trồng dưa lê bị héo vàng. Cả xã Ngọc Kỳ có gần 10 ha dưa lê thì 50-60% diện tích đã bị chết.

Ông Vũ Duy Quynh, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Tân Quang (Ninh Giang) cho biết cả xã có 10 ha trong tổng số 15 ha dưa lê bị chết, phải trồng lại. HTX phối hợp với Công ty TNHH Giống cây trồng Nông Hữu kiểm tra, hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu thiệt hại.

Theo nhiều nông dân, năm được mùa, mỗi sào dưa lê có thể đạt năng suất 6-7 tạ, cho lãi ít nhất từ 2-3 triệu đồng. Nhưng năm nay mất mùa, người dân lỗ khoảng 1,5-2 triệu đồng/sào dưa.

Ông Đỗ Văn Ánh ở thôn Bái Thượng, xã Toàn Thắng (Gia Lộc) cho biết, trước đây đồng đất của thôn màu mỡ, rau màu phát triển rất tốt, năng suất cao. Những năm gần đây, kết quả canh tác kém đi do người dân sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu, phân bón hoá học... khiến đất cằn cỗi. "Năm ngoái, gần như cả thôn trồng dưa lê đều mất mùa”, ông Ánh nói.

Bà Nguyễn Thị Hồng Nhị, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết vụ này toàn tỉnh trồng hơn 390 ha dưa lê, trong đó huyện Gia Lộc nhiều nhất (khoảng 300ha). Qua kiểm tra cho thấy cây dưa lê chết do nhiễm nhiều loại nấm gây thắt gốc, chết dây, các bệnh nứt thân chảy mủ, phấn trắng, giả sương mai, bọ phấn, bọ trĩ… Thời tiết năm nay phức tạp, nóng lạnh bất thường đã tạo điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh phát triển, gây hại cây dưa lê.

Kinh Môn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc

Thời gian qua, Kinh Môn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, có nhiều giải pháp tích cực, nỗ lực thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới (NTM).
Tuy nhiên, hiện Kinh Môn đang gặp nhiều khó khăn, cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành.
Dồn sức thực hiện tiêu chí khó
Ðến nay, Kinh Môn đã đạt 6 trong tổng số 9 tiêu chí của huyện NTM. Những tiêu chí chưa đạt là y tế - văn hóa - giáo dục, môi trường và giao thông, trong đó môi trường là tiêu chí khó thực hiện nhất. Toàn huyện hiện có gần 1.400 doanh nghiệp đang hoạt động, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, một số doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường (ONMT) nghiêm trọng.

Xem thêm: hang bao hanh tu lanh hitachi,sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội, trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi

Báo cáo hồ sơ Đề án đề nghị công nhận thị trấn Kẻ Sặt mở rộng


Tình trạng ONMT đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, gây khiếu kiện kéo dài, phức tạp. Ðể thực hiện tiêu chí môi trường, huyện Kinh Môn đã thống kê 21 doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về môi trường theo phản ánh của người dân, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát. Huyện vận động các địa phương thành lập các tổ tự quản môi trường cấp cơ sở. Các tổ có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các quy định về môi trường, nhằm phát hiện và phản ánh các vi phạm tới cơ quan chức năng. Mặc dù triển khai nhiều giải pháp nhưng tình trạng ONMT cũng chưa được cải thiện nhiều.

Theo quy định, để hoàn thành chỉ tiêu giáo dục trong tiêu chí y tế - văn hóa - giáo dục, huyện phải có 60% số trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Ðến nay, huyện mới có 2 trường THPT đạt chuẩn, chiếm 33%. Ðể đạt tỷ lệ đúng quy định, Kinh Môn đã quyết định xây dựng Trường THPT Kinh Môn và Nhị Chiểu đạt chuẩn. Ngoài kinh phí hỗ trợ của tỉnh mỗi trường 3,5 tỷ đồng, huyện đã hỗ trợ 4 tỷ đồng cho 2 trường để hoàn thiện cơ sở vật chất.

Với nguồn kinh phí đó, Trường THPT Nhị Chiểu đầu tư cải tạo, sửa chữa nhà lớp học số 1, 2, 3 và rãnh thoát nước phía sau trường cùng hệ thống hàng rào, sân tập. Trường THPT Kinh Môn nâng cấp thêm 2 phòng học và một số công trình phụ trợ khác.

Do khuôn viên nhỏ hẹp nên từ trước đến nay các hoạt động thể chất của học sinh Trường THPT Kinh Môn diễn ra ngay trong khuôn viên trường làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Do đó, trường vừa được UBND tỉnh cho phép sử dụng thêm 1 ha đất nông nghiệp liền kề để xây dựng khu thể dục thể thao. Huyện Kinh Môn đang tập trung đền bù, giải phóng mặt bằng thi công khu thể dục thể thao của Trường THPT Kinh Môn. Tuy nhiên, với nguồn hỗ trợ còn hạn chế, trong khi tổng vốn công trình lên tới 7 tỷ đồng nên huyện phải huy động thêm kinh phí từ các nguồn khác.

Ðối với tiêu chí môi trường, mặc dù đã thống kê danh sách các doanh nghiệp tiềm ẩn nguy cơ gây ONMT, song để kiểm soát được  cũng không dễ dàng. Huyện đề nghị những doanh nghiệp xả thải lớn, có nguy cơ gây ONMT phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động kiểm soát ô nhiễm. Những doanh nghiệp vi phạm kéo dài, nghiêm trọng, không có ý thức khắc phục, huyện đề nghị tỉnh rút giấy phép và yêu cầu dừng hoạt động.

Giao thông cần nguồn vốn lớn

Ngoài thực hiện 2 tiêu chí trên, huyện Kinh Môn đã tổ chức rà soát, đánh giá lại các tiêu chí của huyện NTM theo Quyết định 558/QÐ-TTg ngày 5.4.2016 của Thủ tướng Chính phủ. Qua rà soát, tiêu chí giao thông của huyện cũng chưa đạt. Chiều ngang một số tuyến đường của huyện chưa đạt chuẩn. "Mặc dù huyện đã nỗ lực đề ra nhiều giải pháp thực hiện các chỉ tiêu nhưng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, không thể chủ động được. Huyện đang rất cần các cấp, các ngành hỗ trợ tích cực để Kinh Môn hoàn thành các tiêu chí", ông Nguyễn Xuân Hạ, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kinh Môn cho biết.

Thực hiện tiêu chí giao thông, huyện Kinh Môn cần tổng vốn đầu tư khoảng 800 tỷ đồng cải tạo, mở rộng các tuyến đường từ 7 lên 12 m để đạt chuẩn theo quy định. Nguồn vốn yêu cầu  khá lớn, huyện chưa thể đầu tư, cải tạo hệ thống giao thông. Trước mắt, Kinh Môn bố trí nguồn ngân sách trên 10 tỷ đồng để cải tạo 7 tuyến đường, tạo thuận lợi cho người dân đi lại.

Ðể trở thành huyện NTM, trong quý III tới Kinh Môn mong muốn các cấp, các ngành tăng cường hỗ trợ địa phương thực hiện các tiêu chí chưa đạt, nhất là bố trí kinh phí hỗ trợ địa phương thực hiện tiêu chí giao thông; có biện pháp kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp tiềm ẩn nguy cơ gây ONMT.

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Báo cáo hồ sơ Đề án đề nghị công nhận thị trấn Kẻ Sặt mở rộng

Sáng 24/4, đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 4/2017.
Phiên họp đã nghe và cho ý kiến về: Báo cáo hồ sơ Đề án đề nghị công nhận thị trấn Kẻ Sặt mở rộng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương là đô thị loại IV; Tờ trình đề nghị ban hành Quy định quản lý nhà nước đối với các dự án phát triển nhà ở, dự án phát triển đô thị sau khi chấp thuận đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Tờ trình về việc ban hành chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2020.

Thị trấn Kẻ Sặt  là đô thị huyện lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục – đào tạo, thương mại, dịch vụ và tổng hợp của huyện Bình Giang, thị trấn Kẻ Sặt mở rộng có tổng diện tích tự nhiên là  731,11ha, dân số năm 2015 là 17.647 người. Việc nâng cấp đô thị Kẻ Sặt thành thị xã trong tương lai là một yêu cầu khách quan đã được xác định trong Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ 16, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định nâng cấp đô thị Kẻ Sặt mở rộng lên đô thị loại IV trong năm 2016-2017. Được công nhận đô thị loại IV, Thị trấn Kẻ Sặt mở rộng sẽ được định hướng phát triển và đầu tư nâng cấp về mọi mặt theo các tiêu chí cao hơn, xứng đáng là đô thị trung tâm cấp vùng và sẽ có nhiều nguồn lực để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò chức năng là đô thị phía Tây của tỉnh, đồng thời là đầu tàu lôi kéo sự phát triển của huyện Bình Giang phát triển sớm trở thành thị xã trước năm 2020.

Ðiều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Thị trấn Kẻ Sặt mở rộng hiện đạt 54 chỉ tiêu đạt yêu cầu đối với đô thị loại IV, còn một sối chỉ tiêu chưa đạt nhưng ở mức thấp: Chỉ tiêu dân số toàn đô thị; chỉ tiêu dân số khu vực nội thành, nội thị; diện tích sàn nhà ở bình quân và chỉ tiêu nhà tang lễ.

Qua nghe báo cáo và ý kiến tham gia của một số ngành, Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản đồng tình với nội dung trong báo cáo. Tuy nhiên, do quy định mới của Trung ương về chỉ tiêu công nhận đô thị, nên thị trấn Kẻ Sặt mở rộng còn thiếu chỉ tiêu về dân số, đồng chí đề nghị các ngành có liên quan tham mưu, đề xuất để thị trấn Kẻ Sặt mở rộng hoàn thành các chỉ tiêu còn thiếu. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh sự quyết tâm của tỉnh trong việc nâng cấp thị trấn Kẻ Sặt mở rộng lên đô thị loại IV.

Về Quy định quản lý nhà nước đối với các dự án phát triển nhà ở, dự án phát triển đô thị sau khi chấp thuận đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định sự cần thiết phải ban hành Quy định tạo cơ sở pháp lý đối với việc quản lý các dự án phát triển nhà ở, dự án phát triển đô thị sau chấp thuận đầu tư. Đồng chí yêu cầu, Sở Xây dựng tiếp thu các ý kiến tham gia tại cuộc họp, tổng hợp, chỉnh sửa bổ sung theo quy định.

Ðiều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Theo Văn phòng Ðiều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh, hiện cán bộ chuyên trách xây dựng NTM của tỉnh đang rất thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm.
Cấp tỉnh mới bố trí được 2 cán bộ của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chuyên trách công tác xây dựng NTM, ở cấp huyện và cấp xã vẫn là cán bộ kiêm nhiệm.
Do thiếu cán bộ chuyên trách nên việc triển khai nhiệm vụ xây dựng NTM ở các địa phương bị ảnh hưởng. Văn phòng Ðiều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh đề nghị các địa phương, nhất là các xã sớm bố trí cán bộ chuyên trách công tác xây dựng NTM.
Sáng 23.4, xã Tân Trường (Cẩm Giàng) tổ chức đón bằng công nhận xã đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới (NTM).

Xem thêm:trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội  sua tu lanh hitachi,bao hanh tu lanh hitachi

Cuộc họp còn chưa bắt đầu, mấy đồng chí cán bộ trẻ đã thảo luận sôi nổi


Sau 6 năm triển khai xây dựng NTM, xã Tân Trường đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên của xã đạt gần 93%, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 37,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,84%. Trường học ở cả 3 cấp đều đạt chuẩn quốc gia. Trạm Y tế xã được xây dựng mới với đầy đủ trang thiết bị, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho người dân. Đến nay, 100% số dân đã được sử dụng nước hợp vệ sinh, tất cả các thôn trên địa bàn xã đều có hệ thống thu gom và tiêu thoát nước thải...

Tổng kinh phí đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn xã đạt gần 102 tỷ đồng, trong đó Trung ương, tỉnh hỗ trợ 37,12 tỷ đồng, ngân sách xã trên 9,7 tỷ đồng, còn lại do nhân dân đóng góp và các nguồn khác.

Hiện nay, hơn 2 km nước kênh Thạch Khôi - Đoàn Thượng đoạn từ khu vực chợ cá, phường Thạch Khôi (TP Hải Dương) đến chợ đầu mối xã Gia Xuyên (Gia Lộc) đổi màu vàng nghệ.
Qua tìm hiểu, điểm xả nước thải xuất phát từ khu vực cụm công nghiệp Thạch Khôi - Gia Xuyên. Nước màu vàng chảy đến đâu, cỏ và rau muống bị chết tới đó. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ngày nay.
Đề nghị các ngành chức năng liên quan sớm làm rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Cuộc họp còn chưa bắt đầu, mấy đồng chí cán bộ trẻ đã thảo luận sôi nổi

Cuộc họp còn chưa bắt đầu, mấy đồng chí cán bộ trẻ đã thảo luận sôi nổi:
- Mấy hôm trước đọc báo cáo tổng kết đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở đảng bộ mình tôi cứ thấy thiêu thiếu thế nào ấy? - anh Nam mở đầu câu chuyện.
- Thiếu là thiếu thế nào? - anh Bộ hỏi lại.
Anh Nam vẫn bình tĩnh:
- Tôi cho rằng thiếu ở chỗ mình vẫn chưa chỉ ra hết các hạn chế trong phương thức lãnh đạo hiện nay. Ví như, ở một số nơi, người đứng đầu cấp ủy không phải thủ trưởng cơ quan, thế là có chuyện cấp ủy muốn họp lại phải xin ý kiến đảng viên. Vậy thì còn lãnh đạo cái gì?

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi o dausua chua tu lanh hitachi ,sua chua cua cuon

Tham gia hiến máu tình nguyện (HMTN) từ năm 2009


- Cậu Nam nói tôi mới nhớ, ngay cả khi thủ trưởng cơ quan tham gia và đứng đầu cấp ủy thì vai trò của nhiều cấp ủy cũng rất hình thức. Các cậu có nhớ vụ việc ở bệnh viện X. không? Với tư duy “hoàng hôn nhiệm kỳ”, người đứng đầu đã nhận, rồi thì bổ nhiệm hàng loạt cán bộ không đúng quy trình, sai sót lung tung cả. Chẳng phải cả tập thể cấp ủy đó cũng biết sai mà vẫn cho qua đó sao? - anh Hoành giờ mới góp chuyện.
- Thế nên người ta mới phải kiểm điểm, rồi nhận kỷ luật. Nếu cứ đúng hết thì mấy ông kiểm tra lấy gì mà làm - vẫn là tiếng anh Bộ.
- Vâng, kiểm tra cũng là một trong các phương thức lãnh đạo của Đảng - anh Nam tiếp lời- Nhưng tôi thấy có nhiều việc, Ủy ban Kiểm tra vẫn đi sau chứ không phải là những người đầu tiên phát hiện ra vi phạm.

Anh Hoành nghe vậy phản biện:
 - Anh nói như vậy chưa hẳn đúng. Người làm công tác kiểm tra có thể nắm thông tin qua nhiều kênh, trong đó có cả báo chí và dư luận nên “đi sau” cũng là chuyện thường.
- Vậy theo anh việc đổi mới như vậy đã đúng chưa, nên bắt đầu từ đâu? - anh Nam băn khoăn.
- Đổi mới là chuyện tất yếu- anh Hoành nói- Để làm mới được, đúng như ý cậu Nam, mình phải nhìn rõ các chỗ hổng đã, xem nguyên nhân ở đâu. Theo tôi, vấn đề nằm ở chỗ quy chế làm việc của cấp ủy, của Ủy ban Kiểm tra cấp ủy rồi quy chế phối hợp của cấp ủy, nếu không chặt chẽ và không được thực hiện nghiêm thì người thực hiện rất dễ mắc sai lầm. Chuyện này đúng là đảng bộ mình thiếu sót, chưa lấy ý kiến anh em tham gia báo cáo nên tổng kết chưa đầy đủ.

- Mà để đổi mới được thì phải làm đồng bộ, trong đó có cả việc đơn giản nhất là phát huy dân chủ, lấy ý kiến anh em tham gia dự thảo báo cáo phải không các anh? - anh Bộ đề nghị.
- Phải lắm - mọi người cùng hưởng ứng.
Trong 2 ngày 13 và 14.4, Ban Trị sự Phật giáo huyện Tứ Kỳ tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
5 năm qua, Ban Trị sự Phật giáo huyện Tứ Kỳ đã đẩy mạnh thuyết giảng Phật pháp gắn với tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho phật tử, nhân dân các địa phương. Động viên phật tử, nhân dân sống “tốt đời, đẹp đạo”, xóa bỏ các hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Tăng ni trụ trì các chùa trên địa bàn huyện tích cực huy động các nguồn lực, đầu tư hơn 47,7 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo các di tích, tự viện; quyên góp được gần 4,3 tỷ đồng tặng quà, quần áo, chăn màn, xây nhà tình nghĩa, bò giống, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí… cho người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở trong và ngoài huyện.
Nhiệm kỳ 2016-2021, Ban Trị sự Phật giáo huyện Tứ Kỳ tiếp tục vận động tăng ni thực hiện tốt Hiến chương, nội quy Tăng sự, Luật Tín ngưỡng tôn giáo cũng như các quy định của Đảng, Nhà nước với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”; tăng cường thuyết giảng Phật pháp kết hợp phổ biến các văn bản pháp luật cho phật tử, nhân dân; tích cực hưởng ứng các hoạt động do địa phương phát động.
Đại hội đại biểu Phật giáo huyện Tứ Kỳ lần thứ VIII đã bầu 13 người vào Ban Trị sự nhiệm kỳ 2016 – 2021.  

Tham gia hiến máu tình nguyện (HMTN) từ năm 2009

Chị Vũ Thị Luyến (42 tuổi) ở thôn Sồi Tó, xã Thái Học (Bình Giang) tham gia hiến máu tình nguyện (HMTN) từ năm 2009.
Một lần đi qua Trường Ðại học Kinh tế quốc dân, thấy tấm băng rôn ghi nội dung kêu gọi mọi người tham gia HMTN, chị vội vào đăng ký. Kể lại lần đầu tiên hiến máu, chị không có cảm giác sợ hãi mà thấy rất vui vẻ. Trong 2 năm làm thuê ở Hà Nội, chị hiến máu 4 lần.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội,bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội

Ăn cơm nguội có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm nếu cơm không được bảo quản


Từ năm 2012, khi trở về địa phương năm nào chị cũng hiến máu. Ðặc biệt là năm 2016, chị đã hiến máu tới 4 lần. Trong đó, có lần một người cùng làng bị xuất huyết dạ dày đang cần truyền máu gấp ở bệnh viện, không chút do dự, chị liền đến viện truyền máu cho họ. Chị cho biết: “Lúc còn nhỏ, tôi đã chứng kiến em gái tôi mất do bị bệnh thiếu máu. Tôi đã tự hứa với bản thân sau này sẽ đi làm từ thiện giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, người mắc bệnh hiểm nghèo. Có một số trường hợp sau khi tôi truyền máu xong, họ cho tôi tiền nhưng tôi không lấy. Tôi tâm niệm cho đi giọt máu là để cứu sống người bệnh”.

Chị Luyến luôn tích cực tham gia HMTN do Hội Chữ thập đỏ các cấp phát động. Không những vậy, chị còn lên Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để hiến máu. Chị kể: “Khi nào viện gửi tin nhắn thông báo có đợt hiến máu, chồng tôi lại đưa tôi lên tham gia. Dù đường sá xa xôi nhưng tôi không thấy mệt mỏi. Hằng ngày, hằng giờ, có rất nhiều người cần truyền máu do bị bệnh tật, tai nạn… nên ai có đủ sức khỏe tôi đều khuyên nên tham gia hiến máu cứu người”.

Chị đã 19 lần HMTN. Chị còn vận động những người thân trong gia đình cùng tham gia hiến máu. Chồng chị là anh Phạm Ðình Phán cũng tích cực HMTN. Con trai lớn của chị đã 2 lần hiến máu cứu người. Con trai thứ hai đang học đại học từng 2 lần hiến máu. Một số người cho rằng hiến máu có thể khiến sức khỏe bị yếu đi, hoặc sẽ bị lây nhiễm nếu sử dụng bơm tiêm không an toàn... Dựa vào kinh nghiệm của bản thân, những lời tư vấn của bác sĩ và tìm đọc các bài báo về những tấm gương hiến máu tiêu biểu, chị đã tích cực tuyên truyền, vận động các hội viên phụ nữ, người dân trong xã có nhận thức đúng về việc hiến máu không hề ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bà Trương Thị Ngọc Loan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thái Học cho biết: “Không chỉ có tấm lòng nhân ái, chị Luyến còn làm kinh tế giỏi, nuôi dạy con cái thành đạt. Gia đình chị được công nhận là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Chị luôn tích cực vận động các chị em tham gia hiến máu, làm từ thiện… là gương sáng cho các hội viên noi theo”. Năm 2016, chị được UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích HMTN.

Ăn cơm nguội có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm nếu cơm không được bảo quản

Các nhà nghiên cứu cảnh báo, ăn cơm nguội có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm nếu cơm không được bảo quản đúng cách.
Các nhà nghiên cứu vừa đưa ra cảnh báo rằng, ăn cơm nguội có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân là do các vi khuẩn trong gạo vẫn sống sau khi gạo được nấu chín thành cơm. Khi để cơm ở nhiệt độ phòng, các vi khuẩn này sẽ tiếp tục phát triển và có thể biến mầm bệnh.

Xem thêm: tram bao hanh tu lanh hitachi , sua tu lanh hitachi tai ha noibao hanh tu lanh hitachi

Chi cục Hải quan Hải Dương kỷ niệm 20 năm thành lập


Tiến sĩ Benjamin Chapman, chuyên gia về an toàn thực phẩm, trường ĐH Bắc Carolina State, phân tích: “Một loại vi khuẩn có tên là Bacillus cereus được tìm thấy trong đất và thực phẩm, một số có chủng của chúng có thể gây ra các bệnh về thực phẩm.

Vi khuẩn này được tìm thấy khá nhiều trong gạo, sau khi gạo được nấu chín, bào tử của vi khuẩn này vẫn sống sót và sẽ phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi, đó chính là nguyên nhân gây ra ngộ độc khi ăn cơm nguội”.
Tiến sĩ Chapman giải thích rằng, khi cơm được giữ ở nhiệt độ phòng, các bào tử vi khuẩn Bacillus cereus sẽ phát triển và nhân lên nhanh chóng.
Bởi trong quá trình nấu cơm, các bào từ này đã được cấp nước và dinh dưỡng để chúng phát triển. Khi các bào tử phát triển, chúng sẽ thải ra độc tố gây ngộ độc (buồn nôn, tiêu chảy…) cho con người.
Chưa có số liệu thống kê cụ thể các trường hợp ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Bacillus cereus gây ra, tuy nhiên một báo cáo chỉ ra rằng ít nhất 2% các ca ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn này.
Cách loại bỏ mối nguy ngộ độc từ cơm nguội là bảo quản cơm thừa trong tủ lạnh thay vì để chúng ở nhiệt độ phòng.

Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Epidemiology and Infection (tạm dịch là Tạp chí Dịch tễ học và Nhiễm trùng), cơm phải luôn được giữ nóng trên 63 độ C hoặc làm nguội nhanh rồi cho ngay vào tủ lạnh sau khi nấu chín 2 giờ.
“Không nên bảo quản cơm nguội ở nhiệt độ phòng, đặc biệt là từ 15-50 độ C”, các chuyên gia cảnh báo.
Tiến sĩ Donald Shaffner, một chuyên gia về thực phẩm của trường ĐH Rutgers, cho biết, rất nhiều nhà hàng nấu thật nhiều cơm rồi để cơm ở nhiệt độ phòng cả ngày.
Sau đó, họ dùng chúng khi có khách gọi, điều này có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Cách tốt nhất là bảo quản cơm trong tủ lạnh ngay sau 2 giờ cơm được nấu chín.

Chi cục Hải quan Hải Dương kỷ niệm 20 năm thành lập

Chiều 14.4, Chi cục Hải quan Hải Dương kỷ niệm 20 năm thành lập (14.4.1997-14.4.2017).
Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Trung tướng Bùi Mậu Quân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ Công an) tới dự. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi lẵng hoa chúc mừng.

Xem thêm: địa chỉ bảo hành tủ lạnh hitachisửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,sửa cửa cuốn   
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn yêu cầu

Trong 20 năm qua, Chi cục Hải quan Hải Dương không ngừng phát triển. Đơn vị đi đầu trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000, tích cực cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hoá hải quan. Số thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu luôn đạt và vượt chỉ tiêu được giao, năm sau cao hơn năm trước. Công tác quản lý nhà nước về hải quan luôn được tăng cường, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Công tác xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể được chú trọng. Chi bộ Chi cục Hải quan Hải Dương nhiều năm liền là tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh... Ghi nhận những nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục đó, Chi cục Hải quan Hải Dương đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba (năm 2006) và nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, bộ, ngành và địa phương.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái và đại diện lãnh đạo Cục Hải quan TP Hải Phòng đã ghi nhận và biểu dương thành tích của Chi cục Hải quan Hải Dương đã đạt được. Các đồng chí đề nghị thời gian tới tập thể cán bộ, nhân viên trong đơn vị tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, không ngừng nâng cao hiệu quả chuyên môn nghiệp vụ theo đúng phương châm hành động “chuyên nghiệp-minh bạch-hiệu quả”, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành trong chiến lược hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa Hải quan. Tăng cường lắng nghe, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp, trao đổi thông tin nội ngành để không ngừng nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về hoạt động hải quan. Tiếp tục phối hợp hiệu quả với các cơ quan, ban, ngành liên quan trong thực hiện nhiệm vụ, trong tham mưu cho UBND tỉnh Hải Dương, Cục Hải quan TP Hải Phòng tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Nhân dịp này, Chi cục Hải quan Hải Dương đón nhận cờ "Đơn vị thi đua xuất sắc" năm 2016 do UBND tỉnh Hải Dương trao tặng.

Thời tiết không tuân theo quy luật thông thường

Năm nay, thời tiết không tuân theo quy luật thông thường, nắng hanh kéo dài khiến cho vải, nhãn và cây rừng ít ra hoa.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới các hộ nuôi ong lấy mật do nguồn thu từ mật hoa khan hiếm.
Gần 20 năm trong nghề nuôi ong, bà Trần Thị Sinh ở thôn Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) chưa năm nào thấy nguồn mật lại khó khăn như năm nay. Nếu như mọi năm, đến đầu tháng 4, hơn 200 thùng ong của gia đình bà đã quay được từ 2-3 vòng mật, còn năm nay vẫn chưa được vòng nào vì nguồn hoa ít ỏi. Để ong tích đầy mật phải mất hơn 10 ngày thay vì 3 ngày như trước kia. Bà Sinh cho biết muốn ong khỏe mạnh, chăm hút mật, bà phải dưỡng ong bằng cách cho ăn đường từ đầu tháng 10 năm trước. Đến mùa ong rừng, gia đình bà phải vận chuyển thùng ong về Nam Sách gửi nhờ nhằm tránh xung đột giữa các bầy ong. Nuôi ong vất vả là vậy nhưng thành quả lại phụ thuộc vào nguồn hoa, mà nguồn hoa do thời tiết quyết định. Cả năm trông mong vào mùa hoa vải, hoa nhãn nhưng vụ này vải, nhãn mất mùa nên người nuôi ong đứng ngồi không yên. Mặt khác, chi phí cho các thùng ong lớn, từ 1-1,5 triệu đồng/thùng. Nếu không thu được mật, người nuôi sẽ bị lỗ nặng.

Xem thêm:  sửa chữa tủ lạnh hitachi ,bảo hành tủ lạnh hitachi việt nambảo hành tủ lạnh hitachi  
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn yêu cầu

Những năm trước, gia đình bà Sinh thu được hơn 1 tấn mật, còn năm nay, nếu may mắn thì chỉ thu được 2 tạ. Sản lượng mật ong ít làm giá bán tăng cao. Nếu như các năm trước bà bán từ 150.000-200.000 đồng/lít mật, còn hiện đã lên tới 300.000 đồng/lít.

Gia đình chị Vũ Thị Tuyển ở thôn Đồng Châu, xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) có nguồn mật chủ yếu lấy từ hoa rừng và đàn ong kiếm mật cũng là ong rừng được thuần hóa. Vụ thu hoạch mật ong này, gia đình chị bị mất "lộc rừng". "Nhiều khách hàng đặt mua loại mật này khi chưa vào vụ. Tuy nhiên, trời hanh khô, ít mưa xuân khiến cây rừng ít đơm hoa. Vì vậy, lượng mật thu được không nhiều. Tránh để đàn ong nhàn rỗi, bỏ lỡ vụ mật xuân, gia đình tôi tính chạy mật bằng cách di chuyển thùng ong sang các vùng trồng vải nhưng lại sợ vải phun thuốc trừ sâu nhiều, có thể làm ong chết. Do đó vụ này, tôi chỉ xác định cầm cự đàn ong để đợi đến vụ mật thu", chị Tuyển than thở.

Mặc dù không có nhiều hộ nuôi ong nhưng huyện Thanh Hà là địa điểm lý tưởng để những đàn ong từ khắp mọi miền về lấy mật. Những vụ vải trước, thường có từ 5-7 người nuôi ong ở Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An... ngỏ ý đặt nhờ thùng ong tại hơn 1 mẫu vải của gia đình anh Vũ Chính Kiên ở xã Trường Thành để lấy mật nhưng năm nay chỉ có 1 người nuôi ong tìm đến. Theo anh Kiên, những mùa hoa vải trước, khi cây mới chớm ra hoa, người nuôi ong đã chở ong về để tìm vị trí đặt thùng phù hợp. Đến ngày quay mật, người già, trẻ nhỏ háo hức bên thùng quay để được nhìn thấy quy trình làm mật. Năm nay, vải ra hoa ít, không đồng đều, thời điểm nở hoa cũng chậm hơn nên người nuôi khó tìm được địa điểm đặt thùng. Đầu vụ, nhiều chủ nuôi ong tìm về nhưng lại ngậm ngùi đi ngay, ít người bám trụ tới cuối vụ vì lượng mật ít, không đủ trang trải kinh phí.

Một số đối tượng ngang nhiên chở rác thải

Một số đối tượng ngang nhiên chở rác thải, phế thải xây dựng đổ xuống hành lang kênh Tràng Kỹ (xã Ngọc Liên, Cẩm Giàng).
Theo phản ánh của người dân thôn Mỹ Hảo, xã Ngọc Liên (Cẩm Giàng), thời gian qua, một số đối tượng ngang nhiên chở rác thải, phế thải xây dựng đổ xuống hành lang kênh Tràng Kỹ, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến dòng chảy và khả năng cung cấp nước của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.

Xem thêm:  trung tâm bảo hành hitachi hà nộisua tu lanh hitachi tai ha noi ,  trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn yêu cầu

Theo quan sát của phóng viên, một đoạn hành lang kênh Tràng Kỹ dài gần 40 m, rộng 6,5 m ngay sát chân cầu Guột trên quốc lộ 38  đã bị san lấp bằng rác thải và phế thải xây dựng. Mặc dù đoạn hành lang kênh bị lấp đã được phủ cát nhưng có thể dễ dàng nhìn thấy rác thải sinh hoạt ở bên dưới, tổng số có thể lên tới hàng trăm m3.

Theo một số người dân thôn Mỹ Hảo, lợi dụng đêm tối, một số đối tượng dùng xe tải loại lớn chở rác thải từ nơi khác về đổ xuống đây. Do đêm tối, lại nghĩ là xe chở cát san lấp công trường xây dựng nên người dân không để ý. Mỗi khi đổ rác xuống, các đối tượng lại dùng cát lấp lên, vì vậy người dân và chính quyền địa phương không phát hiện ra.

Ông Nguyễn Văn Nhã, Phó Trạm trưởng Trạm Quản lý công trình sông Sặt (Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải) cho biết, khi phát hiện sự việc, các cán bộ của trạm phối hợp với UBND xã Ngọc Liên tìm hiểu thì được biết công dân Nguyễn Bá Vinh trú ở xã Cẩm Hưng (Cẩm Giàng) đã đổ rác thải dọc mái kênh Tràng Kỹ. Trạm đã lập biên bản có đại diện của chính quyền địa phương và người vi phạm. Trạm yêu cầu ông Vinh dừng việc đổ rác, tự giải tỏa lượng rác thải đã đổ xuống kênh, trả lại nguyên trạng cho bờ kênh và lòng sông. Tuy nhiên, ông Vinh không ký biên bản, không đưa ra biện pháp nào để khắc phục.

Theo ông Nhã, việc làm của ông Vinh làm ảnh hưởng đến việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, gây ô nhiễm nguồn nước. Hành động này vi phạm Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cũng như quy định của UBND tỉnh về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.

Về phía chính quyền địa phương, ông Nguyễn Văn Tân, Chủ tịch UBND xã Ngọc Liên cho biết, ngay sau khi phát hiện sự việc, UBND xã đã phối hợp với Trạm Quản lý công trình sông Sặt kiểm tra, lập biên bản sự việc. UBND xã yêu cầu ông Vinh thu dọn, trả lại nguyên trạng đoạn hành lang kênh bị đổ rác nhưng đến nay ông Vinh vẫn không chấp hành. UBND xã đã báo cáo UBND huyện, đề nghị có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Hành động tự ý đổ rác thải ra hành lang kênh Tràng Kỹ đã vi phạm Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của UBND tỉnh. Đề nghị UBND huyện Cẩm Giàng, UBND xã Ngọc Liên phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải có biện pháp quyết liệt để giải quyết dứt điểm vụ việc theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi đầu tiên nhiều bà mẹ trẻ khi gặp nhau vẫn thường là gi

Câu hỏi đầu tiên nhiều bà mẹ trẻ khi gặp nhau vẫn thường là “bé nặng mấy cân rồi?”, nếu bé bụ bẫm người mẹ sẽ được khen biết nuôi con, còn nếu bé còi thì sẽ bị chê không tiếc lời.
Vì thế, cân nặng của con đã vô tình trở thành “gánh nặng” của mẹ. Việc nuôi con trong thời buổi hiện nay không còn dễ dàng với các bà mẹ.

Xem thêm; hãng bảo hành tủ lạnh hitachi sửa chữa tủ lanh hitachi, bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn yêu cầu

Là con đầu cháu sớm nên bé T.G.B., con trai chị Nguyễn Thị X. ở phường Phạm Ngũ Lão (TP Hải Dương) được ông bà, bố mẹ chăm bẵm rất kỹ càng. Vì cho rằng sữa mẹ ít và không nhiều chất nên khi bé mới 2 tháng tuổi, gia đình đã cho bé uống thêm sữa bột. Ngày đều đặn 4 bữa sữa bột, còn lại bú mẹ nên bé B. khá bụ bẫm. Đến khi bé được 4 tháng tuổi, chị X. bắt đầu cho con ăn dặm bằng bột pha sẵn, tăng bữa sữa nên dù mới 5 tháng tuổi bé đã nặng 12 kg. Đến tầm 7 tháng tuổi, bé bắt đầu mọc răng, sốt thường xuyên, biếng ăn nên cả tháng trời không lên lạng nào. Dù biết giai đoạn này trẻ rất khó tăng cân nhưng chị X. vẫn thấy lo lắng, thậm chí có thời gian còn bị căng thẳng tâm lý chỉ vì con không tăng cân. Chị chia sẻ: “Nuôi con không tăng cân mình cảm thấy rất có lỗi với con. Mặc dù mình đã bổ sung cho con rất nhiều vitamin, thức ăn bổ dưỡng nhưng tình trạng không cải thiện. Con không tăng cân không chỉ mình khổ tâm mà còn bị cả nhà nói không biết chăm con”.

Chị Vũ Thị C. ở phố Trần Hưng Đạo (TP Hải Dương) cũng luôn khổ tâm vì hay bị mọi người hỏi “sao để con bé thế?”. Khi sinh, bé Bốp nhà chị C. nặng 3,5kg, bé bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu, sau đó được cho ăn dặm và bổ sung thêm 2 bữa sữa bột. Nhưng dù đã tròn 1 tuổi, cu Bốp cũng chỉ nặng 10 kg. Chị C. luôn bị ông bà nội than phiền vì "tội" không biết chăm con, để con còi cọc, thấp bé. Chị đã tìm đủ mọi cách đổi món ăn dặm, đổi đủ loại sữa công thức để mong con tăng cân. Thậm chí, chị còn ép con ăn uống đủ thứ. “Bé nhà tôi tuy nhỏ người nhưng cháu vẫn nhanh nhẹn, so với các chỉ số trên mạng con tôi vẫn trong ngưỡng, cháu cũng không hay ốm vặt. Nhưng con cứ bị chê thấp còi cả nhà sốt ruột lại phải ép để cháu ăn. Cũng thương con lắm nhưng không còn cách nào khác”, chị C. nói.

Hiện nay, nhiều bà mẹ cứ nhìn con cái của bạn bè, hàng xóm để so sánh với con mình. Nhiều người cứ nghe cách nuôi con của người khác và áp dụng vào con mình mà không biết cách đó có phù hợp với thể trạng của từng bé hay không.

Bác sĩ Nguyễn Thị Chung, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh cho biết: “Chúng tôi thường xuyên nhận được câu hỏi cân nặng, chiều cao thế nào là chuẩn cho bé, để nuôi con đạt chuẩn cần phải làm thế nào? Các bà mẹ đều không nghĩ rằng, ở mỗi độ tuổi, mỗi giai đoạn, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ khác nhau, mỗi trẻ cần phải có chế độ dinh dưỡng riêng và không thể áp dụng cho nhau. Các bà mẹ hãy sáng suốt lựa chọn cách chăm con phù hợp, tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ để có công thức chăm con cho riêng mình". Bác sĩ Chung cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh tuyệt đối tránh việc ép con ăn, uống sữa. Điều này sẽ làm trẻ sợ ăn uống, không còn vui vẻ mỗi khi tới giờ ăn. Sau này trẻ có thể bị ám ảnh bởi chuyện ăn uống, dẫn tới biếng ăn hoặc ăn uống vô độ gây béo phì. Không phải chỉ trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi mới có thể bị bệnh mà trẻ bị suy dinh dưỡng thể béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, gan, dạ dày còn cao hơn bình thường.

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Làng Thiệu Mỹ, xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà đã tổ chức Lễ đón Bằng văn hóa

Ngày 02/4/2017, Làng Thiệu Mỹ, xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà đã tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Danh hiệu Làng văn hóa, năm 2016.
Làng Thiệu Mỹ có diện tích tự nhiên 88,6ha trong đó diện tích canh tác 78,3ha với 365 hộ, với trên một nghìn nhân khẩu. Hưởng ứng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời số văn hóa ở khu dân cư; trong những năm qua, dưới sự  lãnh đạo của  Đảng, cán bộ và nhân dân trong làng đã gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ hộ nghèo giảm, hộ giàu tăng; số gia đình có nhà kiên cố cao tầng ngày một nhiều, 100% đường giao thông thôn và các ngõ xóm được trải nhựa và bê tông hóa; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia tạo không khí sinh hoạt văn hoá sôi nổi trong cộng đồng dân cư; số gia đình đạt gia đình văn hóa hàng năm đạt trên 80%; an ninh chính trị, trật tự ATXH được duy trì ổn định. Với những kết quả đó cán bộ và nhân dân làng Thiệu Mỹ đã được UBND huyện công nhận làng văn hóa năm 2016.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội,sua tu lanh samsung

Các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Thanh Hà đã phát hiện


Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Ngô Đức Vính - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo “TDĐKXDĐSVH” huyện đã biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao những thành tích mà Làng Thiệu Mỹ đã phấn đấu đạt được trong thời gian qua. Đồng thời đồng chí cũng mong muốn cán bộ và nhân dân trong Làng cố gắng phấn đấu, phát huy truyền thống quê hương và những thành tích đã đạt được, từng bước nâng cao hơn nữa đời sống kinh tế, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội tại địa phương.
Sáng ngày 31/3, huyện Thanh Hà tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập huyện (01/4/1997 - 01/4/2017).
Dự Lễ kỷ niệm có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Anh Cương, cùng các đồng chí Lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, huyện; các đơn vị kết nghĩa, con em quê hương, lãnh đạo huyện, lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện và các xã, thị trấn.
Là một huyện chậm phát triển, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu. Sau 20 năm tái lập huyện Thanh Hà đã đạt được những kết quả khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 66% (năm 1997) xuống còn 45% (năm 2016) giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.645 tỷ đồng (năm 1997 là 776,4 tỷ đồng), công nghiệp, dịch vụ năm 2016 tăng 55%, bình quân thu nhập đầu người năm 2016 là 31,2 triệu đồng. Đến nay toàn huyện đã có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm; Thanh Bính, Thanh Xá, Liên Mạc,Tân An, Quyết Thắng, Thanh Xuân, Hợp Đức, Thanh Lang, Thanh Hải, các xã còn lại đạt từ 13 đến 15 tiêu chí.
Ngày 02/4/2017, Làng Thiệu Mỹ, xã Vĩnh Lập, tỉnh Thanh Hà đã tổ chức Lễ Phục sinh danh hiệu Làng văn hóa, năm 2016.
Làng Thiệu Mỹ có diện tích 88,6ha trong đó diện tích 78,3ha với 365 hộ, với trên một nghìn nhân khẩu. Hatch the application of all the groups of the building of the civilization in the residential area; In the years through, under their own page, guards and people in the village were gliced of the results of the number of interest, tỷ lệ hộ nghèo, tăng trưởng của gia đình; Number of a residential house have been last high to a few days, 100% road roads and mountains are made of plastic and betonizing; Traditional text, text, TDTT collect to the crows of the levels of people in the model does not an sinh môi trường sinh sôi trong cộng đồng; Số gia đình đạt được doanh thu hàng năm đạt trên 80%; An ninh chính, trật tự ATXH được duy trì ổn định. With result of the cadence and people of the Village of Thiruvanus are been UBND industrial document in 2016.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Ngô Đức Vính - Phó chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ đạo "TDĐKXDĐSVH", đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tích mà Làng Thiệu Mỹ đã đạt được trong thời gian Lat qua. Đồng thời đồng thời cũng muốn cán bộ và nhân viên trong Làng cố gắng đấu đấu, phát âm nhạc quê hương và những thành tích đã đạt được, mỗi bước nâng cao hơn cuộc sống kinh tế, bảo đảm an ninh cho chính phủ And trật tự xã hội tại địa chỉ.
Sáng 31/3, lễ kỷ niệm Quận Thanh Hà 20 năm tái lập huyện (01/4/1997 - 01/4/2017).
Dự Lễ kỷ niệm có Phó Bí thư Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Anh Cương cùng các đồng chí lãnh đạo, ban hành, tỉnh duyên hải; Các tỉnh, huyện; The menu units, con em quê hương, lãnh đạo huyện, lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện và các xã, trấn trấn.
Is a developers of crane, system lower ground systems - xã hội. Sau 20 năm tái lập thị trấn Thanh Hà đã đạt kết quả khá cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cơ cấu chuyển đổi theo hướng tăng trưởng nông nghiệp từ 66% (năm 1997) xuống còn 45% (năm 2016) nông nghiệp đạt 1.645 tỷ đồng (năm 1997 là 776,4 tỷ đồng), công nghiệp, ปี 2016 tăng 55%, bình quân đầu năm 2016 là 31,2 triệu đồng. This all was given all that have 9 socied standard rural rural including; Thanh Bính, Thanh Xá, Liên Mạc, Tân An, Quyết Hoà, Thanh Xuân, Hợp Đức, Thanh Lang, Thanh Hải, các xã còn lại đạt được từ 13 đến 15 tiêu chí.

Các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Thanh Hà đã phát hiện

Quý I/2017, các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Thanh Hà đã phát hiện, khởi tố điều tra, truy tố, xét xử tổng số 36 vụ/40 bị can tội phạm các loại, trong đó số tội phạm về ma tuý chiếm đến 85%.
Vừa qua, tại nhà văn hoá thôn Xuân An, xã Thanh Khê; Viện kiểm sát nhân dân huyện đã phối hợp với Tòa án nhân dân huyện Thanh Hà tổ chức 04 phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử lưu động. Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Văn Hiệp 10 tháng tù về tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, Bùi Huy Lượng 27 tháng tù, Hoàng Đức Nhật 18 tháng tù về tội Mua bán trái phép chất ma tuý; Nguyễn Đắc Thắng 15 tháng tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma tuý

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi o dautrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachisửa cửa cuốn   

Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh nước sạch Hải Dương


Vụ thứ nhất: Vào khoảng 1 giờ ngày 12/11/2015 Mạc Văn Luyện (Dương), Quách Trung Mạnh đã lén lút vào chùa Hào Xá, xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà chiếm đoạt 01 chiếc xe máy nhãn hiệu Honda Wave biển số 34N7- 4938 của ông Nguyễn Đức Đạt (là sư trụ trì) chùa Hào Xá để tại nhà “Tạo Soạn”, giá trị tài sản là 6.475.000đ, sau đó cùng Hoàng Văn Mạnh, Nguyễn Văn Tiến và Trần Văn Hiệp đem xe đi bán được 2.000.000đ lấy tiền tiêu sài.

Vụ thứ hai: Hồi 10 giờ 30 phút ngày 17/01/2017, tại đường liên xã thuộc địa phận thôn Tiên Tảo, xã Thanh An, huyện Thanh Hà, Nguyễn Đắc Thắng đang cất giấu trái phép 0,345 g Heroin mục đích để sử dụng thì bị phát hiện bắt quả tang.

Vụ thứ ba: Khoảng 17 giờ ngày 09/01/2017, tại khu vực cây xăng xã Hồng Lạc thuộc địa phận xóm Mới, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà. Bùi Huy Lượng bán trái phép 0,2016g Methamphetamine cho Phạm Văn Phi với giá 500.000đ, đến khoảng  21 giờ cùng ngày khi Phi đang sử dụng thì bị phát hiện bắt giữ.

Vụ thứ tư: Hồi 13 ngày 19/12/2016 tại khu vực quán bán nước của ông Hoàng Đức Vạn – sinh năm 1966 ở khu 5 - thị trấn Thanh Hà - huyện Thanh Hà. Hoàng Đức Nhật cất giấu trái phép 0.346 gam Methaphetamine để bán cho Trần Xuân Hiếu  thì bị phát hiện bắt quả tang.
Trong đó, gần 16,7 tỷ đồng xây dựng 11 trạm biến áp (TBA) chống quá tải và lắp đặt 6,67 km đường dây 35 kV, gần 2,2 km đường dây 0,4kV phục vụ cho các TBA.
Trong quý II và III năm nay, Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương đầu tư gần 21,4 tỷ đồng từ nguồn vốn khấu hao cơ bản để cải tạo, nâng cấp lưới điện trên địa bàn huyện Thanh Hà. Trong đó, gần 16,7 tỷ đồng xây dựng 11 trạm biến áp (TBA) chống quá tải và lắp đặt 6,67 km đường dây 35 kV, gần 2,2 km đường dây 0,4kV phục vụ cho các TBA. Phần kinh phí còn lại dùng cho việc sửa chữa đường dây 35kV nhánh Thanh Khê B, nhánh bơm Ngọc Điểm và nhánh Thanh Bính A, sửa chữa đường dây 0,4 kV sau các TBA.

Việc đầu tư này sẽ góp phần giảm bán kính cấp điện, giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân trong huyện.

Khi Hà bán lô đề cho chị Hoàng Thị Linh và anh Trần Văn Chí

Khi Hà bán lô đề cho chị Hoàng Thị Linh và anh Trần Văn Chí với tổng số tiền 6,1 triệu đồng thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hải Dương bắt quả tang.
Sáng 5.4, Tòa án Nhân dân TP Hải Dương xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tuyên phạt Phạm Thị Hải Hà (sinh năm 1981, ở khu 12, phường Bình Hàn, TP Hải Dương) 12 triệu đồng về tội đánh bạc.
Hà bán xổ số trên vỉa hè đường Tuệ Tĩnh kéo dài thuộc phường Bình Hàn (TP Hải Dương). Ngoài bán xổ số, Hà còn bán lô đề cho người chơi. Khoảng 17 giờ 50 ngày 22.12.2016, khi Hà bán lô đề cho chị Hoàng Thị Linh và anh Trần Văn Chí với tổng số tiền 6,1 triệu đồng thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hải Dương bắt quả tang.

Giải vô địch Wushu toàn quốc năm 2017 đã chính thức khai mạc


Tại Hội nghị, các Đại biểu đã được nghe phổ biến, quán triệt và định hướng công tác mặt trận năm 2017 theo tinh thần Nghị quyết của Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 6, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm là: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; Phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của nhân dân, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; Phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh; Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động đối ngoại nhân dân; Hoàn thiện cơ chế, nâng cao năng lực hoàn thiện của hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Hội nghị quán triệt Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; Quán triệt những vấn đề cốt lõi trong triển khai cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".

Kết luận hội nghị, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị các tổ chức Mặt trận từ Trung ương đến địa phương tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình hành động, nội dung lớn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của MTTQ Việt Nam, góp phần tập hợp, hướng dẫn, động viên nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước./.​
Trong đó, gần 16,7 tỷ đồng xây dựng 11 trạm biến áp (TBA) chống quá tải và lắp đặt 6,67 km đường dây 35 kV, gần 2,2 km đường dây 0,4kV phục vụ cho các TBA.
Trong quý II và III năm nay, Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương đầu tư gần 21,4 tỷ đồng từ nguồn vốn khấu hao cơ bản để cải tạo, nâng cấp lưới điện trên địa bàn huyện Thanh Hà. Trong đó, gần 16,7 tỷ đồng xây dựng 11 trạm biến áp (TBA) chống quá tải và lắp đặt 6,67 km đường dây 35 kV, gần 2,2 km đường dây 0,4kV phục vụ cho các TBA. Phần kinh phí còn lại dùng cho việc sửa chữa đường dây 35kV nhánh Thanh Khê B, nhánh bơm Ngọc Điểm và nhánh Thanh Bính A, sửa chữa đường dây 0,4 kV sau các TBA.

Việc đầu tư này sẽ góp phần giảm bán kính cấp điện, giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân trong huyện

Giải vô địch Wushu toàn quốc năm 2017 đã chính thức khai mạc

​Ngày 5/4, tại Nhà Thi đấu TDTT tỉnh, Giải vô địch Wushu toàn quốc năm 2017 đã chính thức khai mạc. Giải do Tổng cục Thể dục Thể thao (Bộ VHTTDL) phối hợp với Sở VHTTDL Hải Dương tổ chức
Giải năm nay quy tụ gần 300 vận động viên đến từ 30 đoàn thuộc các tỉnh, thành, ngành như: Hà Nội, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Công an, Quân Đội... Các VĐV tham gia tranh tài ở 10 hạng cân tán thủ nam, 8 hạng cân tán thủ nữ và 30 nội dung quyền biểu diễn. Theo nhận định của giới chuyên môn, cuộc đua tranh huy chương sẽ diễn ra quyết liệt giữa các đoàn có truyền thống và được đầu tư mạnh như: Hà Nội, Công an, Thành phố Hồ Chí Minh, Quân đội… Đây cũng là những đơn vị đóng góp cho đội tuyển wushu quốc gia nhiều vận động viên có chuyên môn cao. Ở giải lần này, đoàn Hải Dương tham dự với 17 VĐV thi đấu trong đó có 9 vận động viên tham dự nội dung tán thủ, 8 vận động viên thi đấu nội dung quyền biểu diễn. Ngay sau lễ khai mạc, các vận động viên đã bước vào nội dung thi đấu quyền biểu diễn và đối kháng.​
Xem thêm:   dia chi bao hanh tu lanh hitachi sua tu lanh hitachi,,sửa tủ lạnh samsung

Anh Hoàng Văn Tuấn ở phường Hải Tân (TP Hải Dương


Giải vô địch wushu toàn quốc năm 2017 là dịp để đánh giá công tác đào tạo, huấn luyện bộ môn võ thuật wushu ở trong nước; giúp các vận động viên thi đấu cọ sát, tích lũy kinh nghiệm. Qua giải đấu giúp các nhà chuyên môn tuyển chọn các vận động viên xuất sắc tham gia các giải đấu quốc tế.

Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn công tác mặt trận năm 2017. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì hội nghị; dự hội nghị có đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Tại điểm cầu tỉnh Hải Dương có các đồng chí trong Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các huyện và thành phố.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Lần đầu tiên tổ chức Hội nghị tập huấn công tác Mặt trận vào năm 2016 đã có 2.200 cán bộ Mặt trận đại diện cho đội ngũ cán bộ Mặt trận trên cả nước tham gia. Kết quả, hoạt động công tác Mặt trận trong năm 2016 được đẩy mạnh, những người làm công tác Mặt trận đã phát huy khả năng của mình trong việc hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động mà MTTQ Việt Nam đề ra. Với tiền đề đó, Hội nghị tập huấn công tác Mặt trận năm 2017 có sự tham dự của MTTQ Việt Nam 63 tỉnh, thành phố với 2.005 cán bộ; cùng đại diện lãnh đạo của tất cả Mặt trận cấp huyện với 3.622 đại biểu. Sự hiện diện đông đủ của cán bộ MTTQ Việt Nam các cấp, công tác Mặt trận trong năm 2017 nhất định sẽ đạt hiệu quả cao, từ đó triển khai hiệu quả công tác Mặt trận tại địa phương mình trong thời gian sắp tới.