Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Sự an toàn tính mạng của mỗi người dân khi tham gia giao thông

Sự an toàn tính mạng của mỗi người dân khi tham gia giao thông bị phó mặc vào những chiếc mũ rởm chỉ có giá từ 15.000-50.000 đồng.
Lợi dụng tâm lý thích mua đồ rẻ tiền của người tiêu dùng, một số người kinh doanh mũ bảo hiểm đã nhập các sản phẩm kém chất lượng, hàng  lậu từ Trung Quốc về bán để kiếm lời. Như thế, sự an toàn tính mạng của mỗi người dân khi tham gia giao thông bị phó mặc vào những chiếc mũ rởm chỉ có giá từ 15.000-50.000 đồng.

Xem thêm:    trạm bảo hành tủ lạnh hitachi ,sua chua tu lanh hitachi , bảo hành tủ lạnh samsung

Cứ 5 giờ hằng ngày từ nhà riêng ở tận trong làng


Giá chưa bằng một bát phở: Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp không đội mũ bảo hiểm (MBH) khi tham gia giao thông. Vì thế đa số người dân đều đội MBH khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy. Tuy nhiên, bên cạnh những người có ý thức tự bảo vệ chính mình vẫn còn không ít người chỉ đội MBH để đối phó với cảnh sát giao thông nên chưa quan tâm đến chất lượng mũ, tạo "đất sống" cho MBH rởm.
Trong vai người đi mua MBH để làm quà tặng, chúng tôi có mặt tại một cửa hàng trên đường Phạm Ngũ Lão (TP Hải Dương). Khu phố này tập trung khá nhiều cửa hàng bán MBH. Một đoạn phố dài chưa đầy 50 m nhưng có tới 6-7 cửa hàng bày bán đủ loại MBH với nhiều mức giá khác nhau.
- Mua hàng cho chị đi em. Có nhiều kiểu dáng và màu sắc tha hồ mà chọn - một chị bán hàng niềm nở giới thiệu.

Quả đúng như lời của chị này, một thế giới MBH với đủ các màu sắc, hình dáng hiện ra trước mắt chúng tôi. Từ những kiểu đơn giản như mũ lưỡi trai, mũ trần không kính đến các loại mũ được trang trí hoa văn, màu sắc cầu kỳ, bắt mắt. Như lạc vào mê cung, chúng tôi liền hỏi giá của các loại sản phẩm để dễ lựa chọn hơn.
"Mũ được nhập từ nước ngoài, không có giấy tờ mới bán giá rẻ vậy. Em toàn đổ buôn cho các cửa hàng có ai hỏi han gì đâu."
- Loại rẻ như mũ lưỡi trai thì có giá 18.000 đồng/chiếc. Loại cao cấp hơn từ 50.000 đồng đến vài trăm nghìn đồng/chiếc - người bán hàng trả lời.
- Bọn em mua với số lượng lớn liệu có được giảm giá không? Hàng của mình có bảo đảm chất lượng không chị - tôi thắc mắc.
- Em cứ chọn mẫu đi. Yên tâm, nếu lấy số lượng lớn chị giảm giá cho. Ở đây, nhà chị bán là rẻ nhất rồi. Em lấy loại rẻ tiền thì có hàng gia công hoặc hàng từ Trung Quốc. Còn loại chất lượng tốt đương nhiên giá phải cao hơn.
Tìm hiểu thêm tại một số cửa hàng bán MBH ở TP Hải Dương và vài địa phương lân cận, chúng tôi đều thấy các loại MBH với giá rẻ bất ngờ, chỉ từ 18.000-50.000 đồng/chiếc được bày bán công khai. Theo chia sẻ của một vài chủ cửa hàng, các sản phẩm mũ lưỡi trai được bán chạy nhất vì nhỏ gọn, nhẹ, màu sắc đa dạng và giá thì cực rẻ, thậm chí chưa bằng số tiền bỏ ra cho một bát phở ăn sáng. Đa phần người mua là các bạn trẻ. Họ thích loại này vì hợp thời trang chứ không mấy quan tâm đến chất lượng của sản phẩm.  

Một lần bám hụt: Một chiều cuối tuần giữa tháng 7, chúng tôi có mặt tại thị trấn Cẩm Giàng. Qua thông tin từ quần chúng nhân dân, chúng tôi thấy chiếc xe tải 29C-314.xx đang đỗ và bán MBH. Đến gần, tôi thấy một thanh niên đang giới thiệu cho người dân về các loại MBH với nhiều mẫu mã khác nhau. Điều khác biệt là giá bán thấp hơn nhiều so với những loại MBH cùng loại được bán trên thị trường. Một chiếc mũ ôm đầu có kính trùm mặt chỉ có giá từ 250.000-300.000 đồng trong khi ngoài thị trường giá bán loại mũ này phải từ 700.000 đồng trở lên.

Cứ 5 giờ hằng ngày từ nhà riêng ở tận trong làng

Chỉ cần một cú nhấp chuột, nhiều hộ nuôi cá lồng dọc các tuyến sông trong tỉnh có thể dễ dàng nắm bắt thông tin về các lồng cá và đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Tiện trăm bề: Cứ 5 giờ hằng ngày, từ nhà riêng ở tận trong làng, anh Nguyễn Văn Tâm, ở xã Nam Tân (Nam Sách) lại mở smartphone, truy cập vào phần mềm giám sát khu vực nuôi cá lồng. Sau một hồi di ngón tay khắp màn hình điện thoại, zoom sát mặt nước các lồng bè kiểm tra xong, anh bấm điện thoại:

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi ha noisửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,bảo hành tủ lạnh hitachi  
Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020

- Hùng dậy đi. Kiểm tra cho cậu lồng ngoài cùng sát sông đang có mấy con cá chết. Vớt lên cho sang lồng nuôi cá trê phi. Xem mùi nước có bình thường không? Nếu nặng mùi thì rắc thuốc.
Với tay lấy chiếc điện thoại khác, anh Tâm nhắc:
- Cu kiểm tra cho chú tất cả các lồng sát sông xem có váng dầu không thì khoắng nước. Chuẩn bị cám ngô, lấy nốt các bao cỏ ra cho cá.
Hùng và Cu là công nhân, cũng là con cháu trong nhà đang làm thuê cho gia đình anh Tâm. Những ngày công việc bận, anh Tâm chỉ giám sát từ xa qua smartphone, còn 2 công nhân làm dưới sự kiểm tra, chỉ đạo của anh. Hiện gia đình anh Tâm đang duy trì trên 20 camera giám sát, trị giá khoảng 60 triệu đồng. Không chỉ để kiểm tra công nhân, giám sát tàu thuyền qua lại có thể ảnh hưởng đến lồng cá, việc lắp camera còn giúp bảo vệ tài sản, an ninh trật tự khu vực nuôi cá. "Khu vực này chưa từng xảy ra mất trộm cá, song có camera giúp chủ lồng chúng tôi yên tâm hơn. Chỉ nằm trong nhà trên bờ cũng có thể giám sát toàn bộ khu vực nuôi", anh Tâm cho biết.
Giờ đây với hệ thống camera, chủ lồng bè và công nhân có thể giám sát hệ thống phao nổi, dây neo đậu, lưới che... khi có mưa bão lớn mà không nhất thiết phải ra tận nơi, đỡ vất vả hẳn trong mùa mưa bão này.

Từ cuối năm 2016, anh Phùng Văn Đắp ở thôn Xuân Đức, xã Đức Chính (Cẩm Giàng) đầu tư khoảng 600 triệu đồng để nuôi cá lồng. Sau đó 1 tháng, gia đình anh tiếp tục bỏ ra hàng chục triệu đồng để lắp đặt hệ thống camera giám sát. Ngoài giám sát qua điện thoại, hệ thống camera còn kết nối với ti vi để dễ dàng bao quát khu vực nuôi cá. Anh Đắp cho biết nhiều khi công việc bận phải đi xa, nếu không có camera sẽ không yên tâm về công việc ở nhà. Vừa rồi, vợ chồng anh đi ra tỉnh ngoài dự đám cưới nhưng vẫn liên tục giám sát, nhắc nhở được công nhân ở nhà và chỉ đạo được cách chăm sóc từng loại cá. "Không chỉ tiện lợi cho chủ lồng bè, việc giám sát từ xa còn giúp công nhân tự giác hơn trong chăm sóc, bảo vệ các lồng cá, vì không ai muốn bị nhắc nhở", anh Tuấn, công nhân nuôi cá lồng cho gia đình anh Đắp cho biết.

Nhà nhà áp dụng: Hiện nay, toàn xã Nam Tân có 1.080 lồng cá của hơn 40 hộ dân nuôi phía bờ hữu sông Kinh Thầy. Hầu hết các chủ lồng bè đều đã lắp đặt camera để có thể giám sát khu vực nuôi từ xa. Trên sông Thái Bình đoạn qua huyện Cẩm Giàng cũng có hàng trăm lồng cá, chủ yếu của người dân xã Đức Chính. Theo đại diện Trạm cảnh sát đường thủy Kênh Đồng (Phòng Cảnh sát đường thủy, Công an tỉnh), chủ các lồng bè tại đây đều lắp đặt camera để nhắc nhở công nhân chăm sóc cá và giám sát, bảo vệ tài sản.

Anh Phùng Văn Đắp đang duy trì 18 lồng cá cỡ 6x9 m nuôi cá trắm, chép, rô phi, diêu hồng, cá lăng. Các lứa cá bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi ngày, ngoài cỏ, thân cây ngô, rau thì tiền cám cũng mất từ 2-3 triệu đồng. Theo anh Đắp, mỗi hộ nuôi cá lồng đều phải đầu tư hàng trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng vào các lồng nuôi nên không thể chủ quan được. Hiện nay, nhà nhà nuôi cá lồng bảo nhau đầu tư lắp đặt camera. Thiết bị giám sát này đã trở thành thứ không thể thiếu đối với hầu hết các gia đình nuôi cá lồng. Anh Quân, một công nhân làm cho gia đình anh Đắp cho biết: "Trước đây tôi đã làm cho nhiều chủ lồng bè. Có những khi ban đêm mưa to gió lớn, công nhân hoặc chủ lồng vẫn phải đội mưa soi đèn pin ra kiểm tra từng lồng cá, dây neo, rất vất vả và nguy hiểm. Giờ đây với hệ thống camera, chủ lồng bè và công nhân có thể giám sát hệ thống phao nổi, dây neo đậu, lưới che... khi có mưa bão lớn mà không nhất thiết phải ra tận nơi, đỡ vất vả hẳn trong mùa mưa bão này".

Toàn tỉnh hiện có trên 3.000 lồng nuôi cá của khoảng 200 hộ dân, chủ yếu trên các sông Luộc, Kinh Thầy, Kinh Môn và sông Thái Bình. Hầu hết các hộ nuôi đều lắp đặt camera giám sát, ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, theo anh Tâm, anh Đắp cũng như một số chủ lồng bè khác, hiện nay khu vực nuôi cá đều cách xa khu dân cư. Do đó, để lắp đặt thiết bị kết nối internet rất khó khăn. Dùng thiết bị phát wifi thì tín hiệu không ổn định. "Chúng tôi chỉ mong được ngành chức năng tạo điều kiện để có thể kết nối internet thuận lợi. Khi đó, người dân sẽ yên tâm sản xuất, hiệu quả mang lại cũng cao hơn", anh Đắp bày tỏ.

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020

Chiều 28/7, Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020 (Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh) tổ chức cuộc họp nghe báo cáo kết quả thẩm định xét công nhận các xã đạt chuẩn NTM năm 2017 và xin  ý kiến của các Thành viên Ban chỉ đạo để thống nhất trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận các xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh năm 2017. Đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG chủ trì cuộc họp.

Xem thêm: dia chi bao hanh tu lanh hitachi, bảo hành tủ lạnh hitachisửa chữa tủ lạnh hitachi

UBND huyện Nam Sách tổ chức tập huấn nghiệp vụ phân chia tài sản


Theo báo tại cuộc họp, từ ngày 17/7 – 25/7/2017, đoàn Thẩm định đã thẩm định 13 xã tại 3 huyện gồm: Ninh Giang (06 xã), Kinh Môn (03 xã), thị xã Chí Linh (04 xã). Kết quả, có 03 xã của huyện Ninh Giang là Hưng Thái, Văn Hội, Hoàng Hanh hoàn thiện 19 tiêu chí nông thôn mới, còn lại 10 xã đã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí.
Tại cuộc họp, các thành viên BCĐ đã thống nhất bỏ phiếu nhất trí 13 xã đủ điều kiện đạt chuẩn NTM năm 2017. Như vậy, đến nay tỉnh ta đã có 115 xã đạt chuẩn NTM.

Qua nghe báo cáo và ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái, cơ bản nhất trí với đề xuất và kết quả tại cuộc họp. Đồng chí nhấn mạnh, kết quả trên thể hiện sự vào cuộc và nỗ lực của các địa phương trong việc huy động các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí. Tuy nhiên các địa phương và các đơn vị liên quan cần tiếp tục rà soát, xem xét lại các tiêu chí, trong đó cần tập trung vào các số liệu thực tế. Đối với huyện Kinh Môn, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị huyện cần tiếp tục chỉ đạo các xã còn lại hoàn thiện các tiêu chí theo quy định, hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới trong năm 2017.

Cũng tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản đồng tình với báo cáo dự thảo phân công nhiệm vụ cho các sở, ngành, đoàn thể; UBND huyện Kinh Môn, thị xã Chí Linh thực hiện các nội dung đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Kinh Môn đạt chuẩn NTM, thị xã Chí Linh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2017. Do thời gian không còn nhiều, đồng chí đề nghị huyện Kinh Môn cần phối hợp với các ngành có liên quan sớm hoàn thành các công việc đề ra, hoàn thiện các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt huyện chuẩn NTM.

UBND huyện Nam Sách tổ chức tập huấn nghiệp vụ phân chia tài sản

Ngày 28/7, UBND huyện Nam Sách tổ chức tập huấn nghiệp vụ phân chia tài sản thừa kế và chứng thực hợp đồng giao dịch về đất đai cho đại diện lãnh đạo UBND và cán bộ phụ trách công tác tư pháp - hộ tịch, địa chính - xây dựng 19 xã, thị trấn. Đồng chí Hồ Ngọc Lâm - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng giáo dục phổ biến pháp luật của huyện dự chỉ đạo.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , bảo hành tủ lạnh hitachi, trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi       

Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ


Tại hội nghị tập huấn, các đại biểu đã được phổ biến những quy định của pháp luật về phân chia tài sản thừa kế và chứng thực hợp đồng giao dịch về đất đai trong Bộ Luật dân sự mới có hiệu lực từ 01/01/2017; Nghị định số 23/2015-NĐ/CP của Chính Phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; Thông tư số 20/2015 - TT của Bộ Tư Pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 23/2015-NĐ/CP.

Bên cạnh đó, các đại biểu còn được trao đổi, hướng dẫn sâu về nghiệp vụ trong thực hiện các giao dịch về phân chia tài sản thừa kế và chứng thực hợp đồng giao dịch về đất đai như: Lập hợp đồng giao dịch, chứng thực hợp đồng, giao dịch và sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực; tìm hiểu về quyền thừa kế, địa điểm mở thừa kế, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế; những lưu ý khi chia thừa kế theo di chúc, theo pháp luật; thanh toán và phân chia di sản; một số kinh nghiệm trong thực hiện chứng thực hợp đồng giao dịch về đất đai, chia thừa kế và một số tình huống liên quan đến phân chia tài sản thừa kế và chứng thực hợp đồng giao dịch về đất đai.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Hồ Ngọc Lâm - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng giáo dục phổ biến pháp luật của huyện nhấn mạnh: Việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ về phân chia tài sản thừa kế và chứng thực hợp đồng giao dịch về đất đai là rất cần thiết vì trong thời gian qua, công tác này trên địa bàn huyện đã có những kết quả nhất định, song thực tế tại một số cơ sở vẫn còn những hạn chế, để xảy ra sai sót. Nguyên nhân chính do lãnh đạo và cán bộ chuyên môn các đơn vị chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhất là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức tư pháp - hộ tịch, công chức địa chính còn yếu và thiếu kinh nghiệm....Thông qua tập huấn nhằm giúp cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch, công chức địa chính - xây dựng các xã, thị trấn nâng cao về nghiệp vụ trong thực hiện chứng thực hợp đồng giao dịch về đất đai và phân chia tài sản thừa kế nhằm tránh xảy ra sai sót, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu sau tập huấn, lãnh đạo UBND và cán bộ phụ trách tư pháp - hộ tịch, địa chính các xã, thị trấn cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực hơn trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở các cơ sở.

Tổ kiểm tra lưu động huyện Nam Sách phối hợp với lực lượng chức năng

Đêm ngày 28, rạng sáng ngày 29/7, Tổ kiểm tra lưu động huyện Nam Sách phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện, bắt quả tang 2 tàu khai thác cát lòng sông trái phép trên tuyến sông Kinh Thầy, thuộc địa phận hai xã Nam Hưng và Nam Tân. Cả 2 tàu đều là loại tàu xi măng, mỗi tàu có gắn từ 1 đến 2 máy hút và 1 máy đẩy. Tàu thứ nhất do Hoàng Văn Khang trú tại thôn Trung Hà xã Nam Tân làm chủ. Khi bị phát hiện, bắt quả tang, Hoàng Văn Khang cùng 2 thuyền viên đang thực hiện hành vi hút cát lòng sông ngay tại đoạn sông thuộc địa bàn thôn Trung Hà xã Nam Tân.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi ở đâu , sua chua tu lanh hitachi ,sửa tủ lạnh samsung
Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ

Tàu thứ 2 do Lê Văn Kiền trú quán tại thôn Linh Xá xã Nam Hưng làm chủ. Kiền đang điều khiển tàu hút cát lòng sông trái phép tại khu vực sông thuộc địa phận thôn Trần Xá thì bị bắt quả tang.
Điều đáng phê phán là cả 2 chủ tàu nêu trên đều thực hiện hành vi khai thác cát lòng sông trái phép ngay tại tuyến sông thuộc địa bàn thôn, xã mình đang sinh sống.
Căn cứ hành vi vi phạm của 2 chủ tàu, UBND huyện Nam Sách đã ra quyết định xử phạt 2 chủ tàu với tổng số tiền là 35 triệu đồng nộp ngân sách nhà nước.
Chiều ngày 28/7, tại xã Thái Tân, Đoàn đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI đã tiếp xúc với cử tri huyện Nam Sách sau kỳ họp thứ 4 của HĐND tỉnh .

Đoàn đại biểu HĐND tỉnh gồm các ông, bà: Nguyễn Thị Ngọc Bích - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Mạnh Hùng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Nam Sách; Hoàng Hạnh Phương - Tổ phó Tổ Vật lý Trường THPT Nam Sách

Cùng dự buổi tiếp xúc về phía huyện có các đồng chí: Lê Quang Thụ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Bùi Văn Thăng - Chủ tịch UBND huyện; Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Đình Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Trưởng Ban kinh tế xã hội HĐND huyện.
Tại buổi tiếp xúc, sau khi nghe Đoàn đại biểu HĐND tỉnh thông báo về kết quả họp thứ Tư của HĐND tỉnh khóa XVI, cử tri huyện Nam Sách đã bày tỏ sự đồng tình cao với các nội dung được thông qua tại kỳ họp. Một số đại biểu cử tri đã kiến nghị với Đoàn đại biểu HĐND tỉnh một số vấn đề liên quan tới chính sách hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi, xây dựng nông thôn mới, xây dựng trường học theo tiêu chí chuẩn quốc gia. Đề nghị cấp trên có chính sách hỗ trợ các xã khó khăn; hỗ trợ xã Thái Tân nâng cấp tuyến đường trục xã từ Cầu Giác về UBND xã Thái Tân; tiếp tục chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát lòng sông trái phép trên các tuyến sông trên địa bàn.
Cũng trong chương trình buổi tiếp xúc với cử tri Nam Sách, Đoàn đại biểu HĐND tỉnh đã trực tiếp đến một số cơ sở sản xuất trên địa bàn xã Thái Tân gồm hộ ông Phạm An Khải chăn nuôi bò thịt ở thôn Tân Thắng, hộ bà Phạm Ngọc Mai chuyên thu mua cà rốt ở thôn Mạc Bình để nắm bắt tâm tư nguyện vọng và những kiến nghị đề xuất của những cử tri trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh.
Thay mặt Đoàn đại biểu HĐND tỉnh, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã giải trình một số vấn đề cử tri quan tâm, đồng thời tiếp thu các ý kiến kiến nghị của cử tri để gửi đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết và có ý kiến với HĐND tỉnh tại kỳ họp tới đây.

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ

Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp bộ đoàn trong tỉnh.  Những năm qua, công tác này đã được triển khai bằng nhiều hoạt động cụ thể, đa dạng, giúp các bạn trẻ thêm hiểu, yêu hơn truyền thống quê hương, đất nước.
Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ: Từ nhiều năm qua, 265 Đoàn các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đảm nhận việc chăm sóc, dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ (NTLS). Đây là một hình thức giáo dục truyền thống hiệu quả đối với thế hệ trẻ. Vào các dịp lễ, Tết, các tổ chức đoàn cơ sở đều tổ chức dọn vệ sinh ở NTLS. Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm Ngày Thương binh, liệt sĩ hằng năm, các tổ chức đoàn còn phối hợp tổ chức lễ thắp nến tri ân tại các NTLS.

Xem thêm:trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi hà nộisua tu lanh hitachi tai ha noi ,bao hanh tu lanh samsung      

Kêu gọi anti vaccine (chống tiêm vaccine) cho trẻ, gây hoang mang


Hằng tháng, Đoàn Thanh niên xã Ngọc Sơn (Tứ Kỳ) đều tổ chức "Ngày thứ bảy tình nguyện" và "Chủ nhật xanh" để dọn vệ sinh môi trường, trong đó có phần việc dọn dẹp, chăm sóc NTLS xã. Các học sinh lớp 7 cần mẫn nhổ cỏ ven đường từ UBND xã tới nghĩa trang. Học sinh lớp 8, 9 nhổ cỏ tại các phần mộ liệt sĩ, lau dọn bia mộ. Đoàn viên thanh niên khối nông thôn tích cực rẫy cỏ, thay bóng đèn, sửa chữa những chỗ gạch, nền xi măng bị bong tróc... Sau mỗi ngày như thế, 146 ngôi mộ liệt sĩ trong nghĩa trang đã sạch đẹp, bóng màu gạch men. Các hàng cây cũng được cắt tỉa gọn gàng, mang lại vẻ phong quang sạch đẹp cho NTLS.

Theo anh Nguyễn Văn Thiện, Bí thư Đoàn xã Ngọc Sơn, việc dọn vệ sinh NTLS không đòi hỏi nhiều công sức nhưng khi triển khai Đoàn xã đều triệu tập hết các thành viên tham gia. Bởi đây là việc làm thể hiện sự tri ân đối với lớp người đi trước, giúp các thanh thiếu nhi hiểu thêm về truyền thống của quê hương, trân trọng sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ.
Trước đó, Ban Thường vụ Đoàn xã đã khảo sát NTLS, xem những công việc cần làm; phân công cụ thể cho từng nhóm thanh thiếu nhi thực hiện nhiệm vụ phù hợp; trích quỹ mua các thiết bị, vật liệu...

Anh Đinh Quang Phong, Bí thư Đoàn xã Phạm Trấn thì chia sẻ: “Đảm nhận chăm sóc NTLS là hình thức giáo dục trực quan sinh động nhất, giúp các bạn trẻ hiểu sâu sắc về giá trị của hòa bình, tự do mà các thế hệ cha anh đã hy sinh máu xương để có được; từ đó thêm tự hào, phấn đấu rèn luyện, tiếp nối phát huy truyền thống, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

"Đền ơn, đáp nghĩa" Năm nay, các cấp bộ đoàn đã và đang tập trung tổ chức nhiều hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” như tổ chức cho thanh thiếu niên gặp gỡ các nhân chứng, tìm hiểu các di tích lịch sử; duy trì phong trào “Đi tìm địa chỉ đỏ”; tham gia giúp đỡ các gia đình Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, liệt sĩ, bệnh binh, người có công, cựu thanh niên xung phong...
Việc sửa chữa nhà, hệ thống điện, xây dựng công trình vệ sinh, nước sạch cho những gia đình chính sách đã trở thành việc làm thường xuyên của nhiều tổ chức đoàn. Những việc làm này vừa thiết thực với các gia đình chính sách, vừa có tính giáo dục sâu sắc đối với thanh thiếu nhi.

Từ năm 2013 đến nay, Tỉnh đoàn triển khai thực hiện đề án "Giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước cho thanh thiếu nhi" thông qua chương trình "Tô thắm màu cờ Tổ quốc". Các cấp bộ đoàn trong toàn tỉnh đã có nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực hướng tới đồng bào, chiến sĩ nơi biên cương, hải đảo, các tỉnh miền Trung khó khăn. Tất cả các huyện, thị, thành đoàn và đoàn trực thuộc Tỉnh đoàn đều tổ chức phát động các thanh thiếu nhi viết thư thăm hỏi các cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1; phát động quyên góp ủng hộ trẻ em khó khăn các tỉnh miền núi; tặng cờ Tổ quốc và hiện vật cho ngư dân miền Trung, đồn biên phòng... Nhiều nơi tổ chức thi vẽ tranh với chủ đề "Biển, đảo Tổ quốc".

Kêu gọi anti vaccine (chống tiêm vaccine) cho trẻ, gây hoang mang

Gần đây, trên một số trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hội, nhóm, cá nhân kêu gọi anti vaccine (chống tiêm vaccine) cho trẻ, gây hoang mang dư luận.
Tin đồn thất thiệt: Chỉ cần vào Google gõ từ khóa "anti vaccine" sẽ cho ra rất nhiều ý kiến, kêu gọi chống tiêm vaccine cho trẻ như vaccine chứa hàng chục loại tạp chất, kim loại nhiễm bẩn nguy hiểm; vaccine gây ra chứng tự kỷ hay bác sĩ không biết gì về vaccine vì các trường y không có chương trình đào tạo... Một số ý kiến còn dẫn chứng nhiều ca tử vong sau tiêm để "đổ tội" cho vaccine.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi , sửa tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung
Toàn tỉnh hiện có 18.986 cựu thanh niên xung phong (TNXP) còn sống

Những thông tin kiểu này gây hoang mang, lo lắng cho các bậc phụ huynh có con đang ở độ tuổi tiêm phòng. Con gái chị Nguyễn Thị Hương ở khu Quốc Trị (thị trấn Nam Sách) đã đến đợt tiêm vaccine 5 trong 1. Trước khi cho con đi tiêm, chị Hương đã phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều vì những thông tin trái chiều trên các trang mạng xã hội. "Mặc dù rất tin tưởng vào khoa học và các loại vaccine nhưng khi đọc quá nhiều bài, ý kiến chia sẻ, tôi không khỏi lo lắng", chị Hương nói.

Theo ông Nguyễn Đình Thực, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, một số người thuộc trào lưu chống tiêm vaccine chủ yếu vin vào những trường hợp tai biến sau tiêm vaccine. Một số khác hùa theo phong trào vì thiếu hiểu biết và do tâm lý lo lắng cho con của mình. Các trường hợp tai biến chỉ chiếm 1/1.000.000. Số ít cơ thể sẽ phản ứng mạnh với vaccine như sốt cao, co giật, quấy khóc, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong. "Đó là do phản ứng của từng người với vaccine chứ không phải do chất lượng vaccine kém", ông Thực phân tích.

Ông Thực nhấn mạnh tất cả các loại vaccine đều phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt mới được đưa vào sử dụng. Việc kết luận nguyên nhân của những trường hợp đáng tiếc xảy ra cần có sự nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc của các bác sĩ, chuyên gia chứ không thể đưa ra những suy luận chỉ mang cảm tính, có thể ảnh hưởng đến sự miễn dịch của cả cộng đồng.

Tiêm vaccine là cần thiết: Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Hải Dương từng tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh về viêm não, ho gà, sởi... do gia đình không tiêm vaccine từ nhỏ cho trẻ. Cháu Nguyễn Như Quỳnh ở xã Hiệp Hòa (Kinh Môn) mới 4 tháng tuổi nhưng thỉnh thoảng lại lên cơn ho dai dẳng, quấy khóc. Các bác sĩ ở đây nghi ngờ cháu Quỳnh bị ho gà. Chị Phạm Thị Phương, mẹ cháu Quỳnh lo lắng: "Có thể do con tôi chưa được tiêm vaccine ho gà lúc 2-3 tháng tuổi".

Toàn tỉnh hiện có 18.986 cựu thanh niên xung phong (TNXP) còn sống

Toàn tỉnh hiện có 18.986 cựu thanh niên xung phong (TNXP) còn sống. Họ là những người đóng góp lớn trong các cuộc kháng chiến và tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh.  Những năm qua, tuổi trẻ Hải Dương đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực để tri ân các cựu TNXP.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi tai ha noi sua tu lanh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

Một trong những trung đoàn pháo cao xạ đầu tiên của Quân đội


Hỗ trợ làm chế độ chính sách: Trước đây, nhiều hồ sơ đề nghị hưởng chế độ chính sách của cựu TNXP bị tồn đọng. Vì thế, nhiều người vẫn chưa được hưởng chế độ, cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn. Nhận thức rõ trách nhiệm của tuổi trẻ đối với thế hệ đi trước, Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ đoàn phối hợp với Hội Cựu TNXP các cấp rà soát, thống kê số liệu TNXP qua các thời kỳ; tháo gỡ vướng mắc cho những TNXP bị mất giấy tờ; hướng dẫn họ làm các thủ tục để hưởng chế độ chính sách. Từ đó, nhiều cựu TNXP đã được hưởng chế độ của Đảng, Nhà nước. Đến nay, Hải Dương đã có 7.451 người được hưởng chế độ thương binh, liệt sĩ.

Các cấp bộ đoàn đã tích cực phối hợp, hỗ trợ các cựu TNXP làm thủ tục để đề nghị Trung ương Đoàn xét tặng kỷ niệm chương. Nhận được kỷ niệm chương là niềm vui lớn đối với bà Nguyễn Thị Điểm, cựu TNXP ở thôn Lộng Khê, xã Đại Đức (Kim Thành). Từ năm 1968-1971, bà Điểm hăng hái tham gia đội TNXP để làm đường ở tỉnh Yên Bái. Nhiều đồng đội của bà đã ngã xuống vì bom, mìn còn sót lại. Bà may mắn còn sống để trở về quê hương. Chiếc kỷ niệm chương giống như một món quà tinh thần vô giá tái hiện lại những ngày tháng vô cùng gian lao nhưng đầy hào hùng của bà Điểm cũng như đồng đội của bà.

Góp tiền, công sức xây sửa nhà

Bên ngôi nhà mới xây xong trong tháng 6 vừa qua, bà Vũ Thị Kiệm, cựu TNXP ở khu 7, thị trấn Phú Thứ (Kinh Môn) xúc động cho biết: "Do hoàn cảnh khó khăn nên nhiều năm qua tôi phải sống trong ngôi nhà đã xuống cấp, không có tiền tu sửa lại. Có ngôi nhà mới, tôi yên tâm và sống vui vẻ hơn". Ngôi nhà được xây dựng với tổng kinh phí hơn 70 triệu đồng, trong đó các đoàn viên thanh niên huyện Kinh Môn hỗ trợ 10 triệu đồng và nhiều ngày công xây dựng...

Nhiều cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn được sửa chữa nhà ở, lắp đặt hệ thống điện, công trình nước sạch. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh hỗ trợ xây mới gần chục ngôi nhà cho cựu TNXP với mức hỗ trợ từ 30-60 triệu đồng/nhà. Các công trình hầu hết có sự hỗ trợ của đoàn viên thanh niên. Hằng năm, các cơ quan, đơn vị còn tổ chức thăm, tặng quà, khám và cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn cựu TNXP.

Các cấp bộ đoàn trở thành cầu nối giúp Hội Cựu TNXP các cấp có điều kiện giao lưu với nhau; phối hợp thực hiện lễ cầu siêu tại một số địa điểm có nhiều TNXP hy sinh. Bí thư Tỉnh đoàn Sái Thị Yến cho biết: “Các cấp bộ đoàn luôn biết ơn và có trách nhiệm tri ân, hỗ trợ cựu TNXP. Nhiều công trình, phần việc thanh niên được tổ chức đoàn định hướng đến cựu TNXP. Tỉnh đoàn đã cử một đồng chí tham gia vào Ban Thường vụ Hội Cựu TNXP tỉnh để hỗ trợ các hoạt động của hội”.

Một trong những trung đoàn pháo cao xạ đầu tiên của Quân đội

Lữ đoàn 214, tiền thân là Trung đoàn Pháo phòng không 214, là một trong những trung đoàn pháo cao xạ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Lữ đoàn 214 đã không ngừng đổi mới, ổn định tổ chức, biên chế, xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh toàn diện.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi ,sửa tủ lạnh hitachi,   trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       

Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI


Cách đây 60 năm, ngày 17.7.1957, trước yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng, tại đồi Bảo Sơn, thị xã Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Trung đoàn Phòng không 214 được thành lập. Đơn vị đã nhanh chóng ổn định biên chế, tổ chức, vừa lao động, vừa huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ tích cực tham gia trên các mặt trận giải phóng Lào, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ tại Quân khu 4, mà nòng pháo của đơn vị còn vươn xa chia lửa cùng đồng bào miền Nam ruột thịt... Qua hai cuộc chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, Lữ đoàn Phòng không 214 đã tham gia 4.339 trận, bắn rơi 187 máy bay, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái. Nhiều trận đánh tiêu biểu ghi dấu của đơn vị như trận đánh nổi tiếng bên bờ sông Gianh lịch sử. Ngày 18.6.1969, Lữ đoàn vinh dự được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tặng nhiều phần thưởng.

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, biên chế ở nhiều Quân khu, đặc khu, đến năm 1987, Lữ đoàn 214 được biên chế về Quân khu 3. Năm 1989, Lữ đoàn về đóng quân tại thị xã Chí Linh. Từ năm 1991 đến nay, Lữ đoàn đóng quân tại 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, trong đó trụ sở chính đặt tại huyện Bình Giang. Dù đóng quân ở đâu, cán bộ, chiến sĩ trong toàn đơn vị cũng luôn đoàn kết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt công tác dân vận quần chúng, được các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao.

Lữ đoàn 214 xác định nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật luôn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Hằng năm, Đảng ủy Lữ đoàn đều có nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo công tác huấn luyện. Các cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt nhiệm vụ, chỉ tiêu huấn luyện đến từng đối tượng, xây dựng kế hoạch phấn đấu “Đơn vị huấn luyện giỏi”. Lữ đoàn yêu cầu các đơn vị phải chuẩn bị tốt mọi mặt trước khi triển khai huấn luyện như tập huấn cán bộ, xây dựng kế hoạch, mô hình học cụ, sổ sách, giáo án, thao trường, bãi tập. Hằng năm, Lữ đoàn 214 làm mới, tu sửa, củng cố hàng trăm mô hình học cụ các loại, thao trường, bãi tập, sổ sách, giáo án phục vụ huấn luyện. Kết quả huấn luyện hằng năm, tất cả cán bộ, chiến sĩ đều đạt yêu cầu, trên 85% đạt khá, giỏi. Từ năm 2011 - 2016, Lữ đoàn liên tục được Bộ Quốc phòng tặng Cờ “Đơn vị huấn luyện giỏi”. Tổ chức diễn tập chỉ huy 1 bên 2 cấp có 1 tiểu đoàn hỗn hợp thực binh bắn đạn thật, đơn vị đã tiêu diệt mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Lữ đoàn thường xuyên duy trì nghiêm các chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực sẵn sàng chiến đấu, duy trì 2 đại đội pháo phòng không và 3 tổ bộ binh bắn máy bay bay thấp làm nhiệm vụ trực ban chiến đấu, duy trì thu canh nắm địch trên mạng B1 24/24 giờ. Chủ động tổ chức luyện tập thành thạo các phương án tác chiến, canh gác ngày đêm bảo đảm an toàn, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Lữ đoàn 214 thường xuyên có nhiều hoạt động thiết thực gắn kết tình quân dân. Từ năm 2016 đến nay, đơn vị đã tham gia hơn 100 ngày công quét dọn nghĩa trang liệt sĩ, đền tưởng niệm trên địa bàn huyện Bình Giang; giúp xã Vĩnh Tuy gần 100 ngày công dọn dẹp, tu sửa trạm y tế, khơi  thông cống rãnh. Lữ đoàn phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự huyện Bình Giang tổ chức 2 đợt vớt bèo tây, khơi thông dòng chảy hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5.6... Vào dịp kỷ niệm Ngày Thương binh, liệt sĩ 27.7 hằng năm, Trạm Y tế quân dân y kết hợp của đơn vị tổ chức nhiều đợt tư vấn, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hàng trăm người thuộc diện chính sách trên địa bàn...

Thực hiện phong trào thi đua “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, Lữ đoàn đã xây dựng nhiều mô hình vườn, ao, chuồng, giàn đạt kết quả tốt. Kết quả tăng gia sản xuất hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu, bảo đảm tự túc 100% rau xanh, 80% thực phẩm đưa vào bữa ăn bộ đội. Nhờ đó, quân số khỏe luôn đạt 99,8%...

Với những thành tích đã đạt được trong suốt 60 năm qua, Lữ đoàn 214 đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 24 Huân chương Quân công, 175 Huân chương Chiến công, 240 cờ thưởng, 2 đồng chí được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ được tặng Huân chương Chiến công, danh hiệu chiến sĩ thi đua, bằng khen, giấy khen. Đảng bộ Lữ đoàn nhiều năm liền đạt trong sạch, vững mạnh; Lữ đoàn vững mạnh toàn diện. Năm 2016, Lữ đoàn vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba.

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI

Sáng 7.7, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI tiếp tục thảo luận tại tổ. Qua 1 ngày thảo luận sôi nổi, có 52 lượt ý kiến phát biểu.
Về cơ bản, các đại biểu đều nhất trí cao với các tờ trình và báo cáo tại hội nghị.
Sản xuất nông nghiệp còn khó khăn: Một số ý kiến đề nghị làm rõ thêm về giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, do trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong chăn nuôi. Đại biểu đề nghị tỉnh đánh giá làm rõ thêm việc thực hiện đề án tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Xem thêm:sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nộisua tu lanh hitachi tai ha noi , sua chua tu lanh hitachi

Tất cả các giao dịch nộp ngân sách nhà nước đều được các ngân hàng hạch toán


Các đại biểu cũng chỉ rõ thực trạng công tác bảo quản, chế biến nông sản của tỉnh còn hạn chế. Tỉnh cần chỉ đạo liên kết chặt chẽ giữa người dân và doanh nghiệp. Trong đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa, việc triển khai còn có bất cập như đề án do tỉnh quản lý, các huyện trên cơ sở nhu cầu từng xã để đề xuất thực hiện, do đó không chủ động về kinh phí thực hiện, đề nghị tỉnh tạo cơ chế phân bổ kinh phí theo từng năm trên cơ sở huyện chủ động đăng ký để triển khai, đồng thời tỉnh chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Tình trạng nông dân bỏ ruộng cũng được các đại biểu thảo luận tìm cách tháo gỡ. Nguyên nhân do giá trị tăng thêm của sản xuất nông nghiệp không cao, nguồn nhân lực thiếu. Trong khi đó, công tác chỉ đạo của ngành chuyên môn chưa rõ nét, chưa có giải pháp cụ thể hỗ trợ nông dân... Tỉnh cần có cơ chế thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận gói tín dụng của Chính phủ để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp sạch, công nghệ cao.

Trong xây dựng nông thôn mới, một số đại biểu đánh giá hiện nay tỉnh đã ở tốp trung bình khá cả nước. Năm 2017, tỉnh dành khoảng gần 600 tỷ kết hợp với các công trình, dự án, tổng nguồn vốn khoảng trên 1.000 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới. Nhiều ý kiến đề nghị tỉnh nên cấp trước khoản hỗ trợ 7 tỷ đồng về xã đang phấn đấu về đích nông thôn mới để huyện có cơ sở chỉ đạo các xã triển khai thực hiện đạt mục tiêu.
Ô nhiễm môi trường nông thôn, bãi rác các xã quá tải cũng là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của đại biểu. Các đại biểu đề nghị tỉnh triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác thải theo cụm 2-3 huyện.

Tất cả các giao dịch nộp ngân sách nhà nước đều được các ngân hàng hạch toán

Tất cả các giao dịch nộp ngân sách nhà nước đều được các ngân hàng hạch toán đầy đủ vào tài khoản chuyên thu của Kho bạc Nhà nước Hải Dương ngay trong ngày làm việc.
Ngày 6.7, các Ngân hàng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Hải Dương, TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương ký kết thỏa thuận hợp tác thu ngân sách nhà nước (NSNN) với Cục Thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước và Chi cục Hải quan Hải Dương.

Xem thêm: sua chua tu lanh hitachi , sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội, trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       

Hoàn cảnh của gia đình chị Nguyễn Thị Tân (sinh năm 1976, ở thôn Đồng Bào


Theo thỏa thuận, tất cả các giao dịch nộp NSNN trong ngày (trừ ngày làm việc cuối năm) đều được các ngân hàng hạch toán đầy đủ vào tài khoản chuyên thu của Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hải Dương ngay trong ngày làm việc. Những khoản thu qua kênh giao dịch điện tử phát sinh sau giờ làm việc hoặc vào các ngày nghỉ lễ thì các ngân hàng phải truyền chứng từ báo cáo về KBNN tỉnh trước 9 giờ của ngày làm việc kế tiếp.
Các ngân hàng không thu phí đối với các khoản thu NSNN bằng tiền mặt của KBNN tỉnh và các khoản phí liên quan đến quyết toán cuối ngày từ tài khoản chuyên thu của KBNN đặt tại các ngân hàng. Các đơn vị thuộc Cục Thuế tỉnh, Chi cục Hải quan và KBNN tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn người dân nộp thuế, nộp phạt theo hình thức mới và phối hợp xử lý các vấn đề sai sót phát sinh trong quá trình thu nộp NSNN qua hệ thống các ngân hàng.  
Hải Dương cùng xếp hạng nhất về chỉ số hạ tầng kỹ thuật CNTT với 12 tỉnh, thành phố khác.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa công bố đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016. Theo đó, Hải Dương cùng xếp hạng nhất về chỉ số hạ tầng kỹ thuật CNTT với 12 tỉnh, thành phố khác. Theo Sở TTTT, Hải Dương lọt vào nhóm đầu do đã đầu tư nâng cấp Trung tâm Dữ liệu của tỉnh bảo đảm việc triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.

Đối với chỉ số xếp hạng theo số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016, Hải Dương đứng thứ 13 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố. Có 4 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 do Sở TTTT xây dựng được đánh giá cao. Các năm trước, chỉ số này của Hải Dương luôn ở nhóm trung bình.

Hoàn cảnh của gia đình chị Nguyễn Thị Tân (sinh năm 1976, ở thôn Đồng Bào

Hoàn cảnh của gia đình chị Nguyễn Thị Tân (sinh năm 1976, ở thôn Đồng Bào, xã Tiên Động, Tứ Kỳ) hiện rất khó khăn.
Chồng mất vì ung thư để lại số nợ hơn 100 triệu đồng, bản thân chị lại bị bệnh tiểu đường hành hạ. Sinh ra và lớn lên ở thôn Đồng Bào, vì gia cảnh khó khăn nên chị Tân sớm phải bỏ học vào Vũng Tàu làm thuê. Năm 2002, chị kết duyên cùng anh Ngô Trí Đàn (sinh năm 1971, quê ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Niềm vui của đôi vợ chồng trẻ như được nhân đôi khi vào các năm 2003 và 2007, hai cháu Ngô Trí Phương Nam và Ngô Trí Anh Kiện lần lượt chào đời.

Xem thêm:sua tu lanh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh hitachi
Lực lượng chức năng bắt quả tang Cao Thị Sương và Mai Văn Vũ

Tai họa bắt đầu dồn xuống gia đình chị vào năm 2009. Khi đó, cháu Phương Nam đang học lớp 2 thì bị sụt cân, bụng sưng to, có vết lõm sâu, chân tay bị teo. Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương kết luận cháu bị nhiễm trùng máu và có nguy cơ dẫn đến ung thư máu. Vợ chồng chị Tân phải bỏ hết công việc lo chữa bệnh cho con. Hơn một năm sau, bệnh tình của cháu Nam mới ổn định.

Con trai bình phục sau trận ốm “thập tử nhất sinh” cũng là lúc vợ chồng chị gần như trắng tay. Chị Tân về quê ở huyện Tứ Kỳ làm thuê để có tiền lo cho hai con ăn học. Anh Đàn ở lại Vũng Tàu theo thuyền ra khơi đánh cá. Giữa năm 2014, anh Đàn bắt đầu thấy những cơn đau bụng dữ dội, nhiều lần đang đánh cá ngoài khơi thì bị ngất lịm. Tại Bệnh viện Bạch Mai, anh được chẩn đoán bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Không có tiền điều trị, vợ chồng chị Tân phải bán nốt số tài sản cuối cùng là chiếc thuyền chung với bạn để anh được phẫu thuật cắt 3/4 dạ dày. Chưa kịp bình phục sau ca phẫu thuật, tháng 6.2015, bệnh ung thư di căn sang gan và anh Đàn đã qua đời cuối năm 2015, để lại cho vợ con khoản nợ gần 150 triệu đồng.

Hiện nay, ba mẹ con chị Tân phải sống nhờ trong căn nhà lụp xụp rộng khoảng 15 m2 trên phần đất của mẹ đẻ chị. Trong nhà không có tài sản gì đáng giá ngoài 2 chiếc giường và chiếc hòm tôn cũ. Bản thân chị Tân mắc bệnh tiểu đường tuýp II nên không thể làm việc nặng. Thu nhập chính của ba mẹ con trông chờ vào việc gói và bán bánh chưng ở chợ Gạch (xã Hà Thanh), mỗi tháng được 1,2 - 1,5 triệu đồng, không đủ trang trải chi tiêu nói gì đến việc trả nợ. Nhìn hai con đang tuổi ăn, tuổi học, chị Tân nghẹn ngào: “Giá mà anh Đàn không lâm bệnh hiểm nghèo và qua đời thì gia đình tôi không khốn khó thế này. Tôi chỉ mong mình được khỏe mạnh để nuôi các cháu ăn học thành người nhưng không biết có đợi đến lúc đó được không”.

Hoàn cảnh khó khăn là vậy song cả hai cháu Phương Nam và Anh Kiện đều học giỏi. 8 năm liền, Phương Nam là học sinh giỏi toàn diện.  Năm học vừa qua, cháu từng được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi toán, sinh học, vật lý lớp 8 của Trường THCS Tiên Động. Giống như anh trai, 4 năm học qua tại Trường Tiểu học Tiên Động, năm nào Anh Kiện cũng hoàn thành xuất sắc các hoạt động học tập và rèn luyện. Năm học 2014 - 2015, cháu đoạt giải ba tại Hội thi Trạng nhí tiếng Anh Victoria cấp huyện.

Anh Nguyễn Văn Nguồn, Trưởng thôn Đồng Bào cho biết: “Gia đình chị Tân thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Ngoài sự giúp đỡ của chính quyền và bà con lối xóm, chúng tôi rất mong các nhà hảo tâm xa gần chia sẻ, giúp đỡ để mẹ con chị vơi bớt cơ cực”.

Lực lượng chức năng bắt quả tang Cao Thị Sương và Mai Văn Vũ

Lực lượng chức năng bắt quả tang Cao Thị Sương và Mai Văn Vũ  cất giấu 315 viên ma túy tổng hợp. Hồi 20 giờ 30 ngày 5.7, tại nhà nghỉ Nhật Minh (phường Cẩm Thượng, TP Hải Dương), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy bắt quả tang Cao Thị Sương (sinh năm 1991, trú tại phường Ka Long, TP Móng Cái) và Mai Văn Vũ (sinh năm 1993, trú tại xã Quảng Thành, huyện Hải Hà, cùng ở Quảng Ninh) cất giấu 315 viên ma túy tổng hợp.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi ,sua chua tu lanh hitachi,bảo hành tủ lạnh samsung
Tuyến đường từ thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ) tới ngã ba

 Tại cơ quan điều tra, Sương và Vũ khai giấu số ma túy trên để bán kiếm lời.
*  Ngày 5.7, Công an huyện Bình Giang bắt quả tang Lê Xuân Tuấn (sinh năm 1991, trú tại xã Đức Xương, Gia Lộc) đang tàng trữ trái phép 1 gói heroin (chưa xác định trọng lượng) tại đường thôn My Thữ, xã Vĩnh Hồng (Bình Giang).
* Sáng 6.7, Tòa án Nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tuyên phạt Vũ Đông Quang (sinh năm 1971) 13 năm tù giam, Nguyễn Xuân Thanh (sinh năm 1975, cùng ở xã Quyết Thắng, Thanh Hà) 7 năm 6 tháng tù giam, Mạc Văn Long (sinh năm 1973, ở xã Cẩm Chế, Thanh Hà) 12 năm tù giam về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Quang đặt mua của một người phụ nữ tên Hồng ở thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) 1 kg ma tuý đá với giá 250 triệu đồng. Chiều 14.7.2016, Quang thuê Thanh lái xe taxi chở Long lên Lạng Sơn lấy một túi nilon bên trong có 947,23 gam methamphetamine đem về cho Quang. Đến khoảng 22 giờ 50 cùng ngày, khi cả hai về đến quốc lộ 37 đoạn qua xã An Lâm (Nam Sách) bị lực lượng công an phát hiện, bắt giữ.
Tổng kinh phí thực hiện các hạng mục là hơn 64 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương. Đến nay, các hạng mục đã cơ bản hoàn thành.
Để bảo đảm an toàn cho bờ kênh Bắc Hưng Hải trong mùa mưa bão, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải đã tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng cống Xuân Quan, Kênh Cầu, Bá Thủy, Cống Tranh, Neo, An Thổ; vớt bèo, vật cản trên các tuyến kênh Kim Sơn, Cửu An, Đĩnh Đào, Tây Kẻ Sặt, Lộng Khê - Cầu Xe...
Công ty cũng tổ chức nạo vét một số đoạn kênh ở thượng lưu cầu Sặt, cống Neo; xử lý xói và xây dựng kè bảo vệ hạ lưu cống An Thổ, Bá Thủy; đắp, cứng hóa bờ kênh Cửu An, gia cố mái kênh âu thuyền An Thổ và xử lý 15 điểm sạt trượt nguy hiểm trên các tuyến kênh Cửu An, Tây Kẻ Sặt, Nam Kẻ Sặt, Kim Sơn.
Tổng kinh phí thực hiện các hạng mục là hơn 64 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương. Đến nay, các hạng mục đã cơ bản hoàn thành.

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Tuyến đường từ thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ) tới ngã ba

Tuyến đường từ thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ) tới ngã ba giao với đường gom đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài khoảng 1 km, rộng 4 m, được bê tông hóa cách đây 2 - 3 năm.
Ở đoạn giữa tuyến đường có một chiếc cống lù điều tiết nước tưới tiêu cho vùng chuyên canh cây rau màu. Hiện mặt cống đã bị vỡ, để lộ ra một hố sâu dài khoảng 1 m, rộng 60 - 70 cm (ảnh).

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi ở đâu ,   bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

Người dân phấn khởi Khởi công xây dựng từ cuối năm 2014


Đây là tuyến đường nội đồng phục vụ sản xuất của người dân địa phương, đồng thời cũng là lối đi lại thuận tiện từ xã Hưng Đạo sang xã Ngọc Kỳ và ngược lại. Hằng ngày, tuyến đường này luôn có rất nhiều người qua lại nên người dân đã phải dùng tạm thân cây chuối cắm vào miệng hố nhằm cảnh báo người đi đường, tránh gây tai nạn giao thông. Đề nghị huyện Tứ Kỳ chỉ đạo chính quyền địa phương khắc phục mặt cống vỡ.
Hải Dương cùng xếp hạng nhất về chỉ số hạ tầng kỹ thuật CNTT với 12 tỉnh, thành phố khác.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa công bố đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016. Theo đó, Hải Dương cùng xếp hạng nhất về chỉ số hạ tầng kỹ thuật CNTT với 12 tỉnh, thành phố khác. Theo Sở TTTT, Hải Dương lọt vào nhóm đầu do đã đầu tư nâng cấp Trung tâm Dữ liệu của tỉnh bảo đảm việc triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.

Đối với chỉ số xếp hạng theo số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016, Hải Dương đứng thứ 13 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố. Có 4 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 do Sở TTTT xây dựng được đánh giá cao. Các năm trước, chỉ số này của Hải Dương luôn ở nhóm trung bình.
Sáng 6.7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố điểm thi THPT quốc gia 2017.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đẩy nhanh tiến độ công bố điểm thi THPT quốc gia sớm hơn 1 ngày so với kế hoạch. Điểm thi của 24 địa phương được bộ công bố đầu tiên do gửi dữ liệu về sớm và hoàn tất việc đối sánh. Trong số này, có các địa phương: TP Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu...

Thí sinh tại Hải Dương truy cập vào địa chỉ:tracuudiem.haiduong.edu.vn, nhập số báo danh và mã xác nhận để biết điểm của mình.
Theo quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy, sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần, thời gian từ ngày 15- 23.7. Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga khuyên thí sinh bình tĩnh, xem xét phổ điểm trước khi điều chỉnh.
"Trước đây các em dự đoán được 20 điểm và đăng ký một vài nguyện vọng ở mức cao hơn, bằng và thấp hơn 20 điểm. Nếu điểm thi trong ngưỡng 19,5-20,5 thì không nên điều chỉnh. Năm nay nguyên tắc xét tuyển là theo điểm chứ không theo nguyện vọng. Thí sinh đăng ký nguyện vọng 10 nhưng điểm cao hơn em đăng ký nguyện vọng 1 thì vẫn trúng tuyển", Thứ trưởng giải thích.
Dự kiến chậm nhất ngày 14.7, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố "điểm sàn" đại học. Một ngày sau, 140 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển sẽ công bố ngưỡng đầu vào. Khoảng 200 trường sử dụng nhiều cách khác để chiêu sinh.

Người dân phấn khởi Khởi công xây dựng từ cuối năm 2014

Sau bao đời mong mỏi, cuối cùng ước mơ về con đường liên xã rộng rãi của người dân 3 xã Văn Tố, Phượng Kỳ, Hà Kỳ (Tứ Kỳ) đã và đang trở thành hiện thực
Người dân phấn khởi: Khởi công xây dựng từ cuối năm 2014, đến nay tuyến chính đường 191N nối 3 xã Văn Tố, Phượng Kỳ, Hà Kỳ dài hơn 8 km đã hoàn thành khoảng 60%. Trong đó, đoạn qua 2 xã Văn Tố, Phượng Kỳ dài gần 4,5 km đã cơ bản hoàn thiện, đoạn qua xã Hà Kỳ đổ bê tông được 800 m, phần còn lại của tuyến đường dự kiến sẽ làm xong trong năm nay. Lòng đường 191N được làm rộng 5,5 m, đổ bê tông dày 25 cm, lề đường mỗi bên rộng 1 m và có hệ thống tiêu thoát nước.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi việt nam, sửa chữa tủ lanh hitachibao hanh tu lanh hitachi

Từ nhà bia tưởng niệm, nhiều thân nhân liệt sĩ P2

Từ nhà bia tưởng niệm, nhiều thân nhân liệt sĩ


Sống ngay cạnh đường 191N, ông Nguyễn Văn Long (60 tuổi, ở thôn La Giang, xã Văn Tố) cho biết tuyến đường này ngày trước toàn đá hộc gồ ghề, đầy rẫy ổ trâu, ổ voi, người dân đi lại khó khăn. Ngày nắng bụi bay mù mịt, ngày mưa đường lầy lội, nước bẩn bắn tận vào sân và hiên nhà mỗi khi có xe ô tô chạy qua. Người dân bao năm đề nghị cấp trên nâng cấp, cải tạo tuyến đường và cuối cùng đã được thỏa nguyện. "Các cụ cao tuổi giờ ra đường chẳng còn lo bị ngã, lũ trẻ đi học cũng không sợ bị hỏng xe nữa”, ông Long hồ hởi.

Anh Vũ Mạnh Hưng ở thôn Như Lâm, xã Phượng Kỳ cũng tỏ ra rất phấn khởi: “Cái thời “đường Phượng Kỳ xe gì cũng hỏng” hay “trăm cái tội không bằng cái lội Phượng Kỳ” đã hết rồi. Giờ đường quê tôi đẹp lắm, người và xe đi lại thuận tiện. Ngày trước tôi đi xe máy lên trung tâm huyện phải mất 15-20 phút, nhưng giờ chỉ cần 10 phút”.

Ở những nơi tuyến đường 191N đã hoàn thành, bộ mặt nông thôn khởi sắc hẳn. Hai bên ven đường, nhiều cửa hàng dịch vụ bắt đầu mọc lên…
Nỗ lực của chính quyền địa phương: Dự án cải tạo, nâng cấp đường 191N (dài hơn 8 km) và tuyến nhánh (dài gần 2,5 km) qua các xã Văn Tố, Phượng Kỳ, Hà Kỳ được UBND tỉnh phê duyệt từ tháng 9.2011 với tổng vốn 178,9 tỷ đồng do ngân sách Trung ương, tỉnh và huyện đầu tư. Huyện vận động nhân dân hiến đất mở rộng mặt đường theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Riêng tài sản, vật kiến trúc trên đất của các hộ nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng sẽ kiểm kê, bồi thường theo quy định. Việc cải tạo, nâng cấp đường 191N từ thông báo kế hoạch, đo đạc, cắm mốc giới, thống kê tài sản trên đất, công khai phương án đền bù tới nhân dân đến bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công… đều được huyện Tứ Kỳ thực hiện nghiêm túc. Hàng trăm gia đình nằm trên trục đường 191N đi qua đã hiến hơn 11.500 m2 đất ở, hàng nghìn m2 đất 03, phá dỡ công trình phụ trợ như sân, cổng, tường bao… để mở rộng mặt đường.
Tuy nhiên, trong quá trình giải phóng mặt bằng, không ít hộ dân chưa đồng thuận, yêu cầu Nhà nước phải đền bù đất ở hoặc phải nâng mức đền bù tài sản, vật kiến trúc trên đất. Nhiều gia đình phải hiến hàng trăm m2 đất ở nên băn khoăn, lưỡng lự. Một số hộ có đất tại địa phương nhưng lại sinh sống ở tỉnh, thành phố khác… nên cũng gây ra những khó khăn không nhỏ cho việc giải phóng mặt bằng.

Lãnh đạo UBND huyện Tứ Kỳ cùng đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện và xã nhiều lần tổ chức đối thoại, gặp gỡ tuyên truyền, vận động, giải đáp khúc mắc của người dân, giúp họ hiểu hơn về chủ trương và những lợi ích lâu dài của việc nâng cấp, cải tạo tuyến đường.

Đại diện lãnh đạo UBND huyện có lần còn trực tiếp lên tận Hà Nội để tuyên truyền, vận động người dân có đất ở quê hiến đất mở đường. Ông Trần Văn The, Chủ tịch UBND xã Văn Tố chia sẻ: “Chúng tôi kiên trì vận động theo phương châm mưa dầm thấm lâu. Có những hộ phải đến nhà năm lần, bẩy lượt mới thành công”.

Hiện nay, đoạn cuối của tuyến chính đường 191N qua xã Hà Kỳ đã có phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Huyện đang bố trí nguồn lực để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ vật kiến trúc, tài sản trên đất cho 32 hộ dân ở đây. Vướng mắc lớn nhất hiện nằm ở 200 m cuối của tuyến đường.
Đoạn đường này được mở theo hướng mới (không theo tuyến cũ) nên đi qua nhiều đất ở và nhà của người dân. Huyện sẽ đề nghị cấp trên nghiên cứu, điều chỉnh hướng thi công để đỡ gây tốn kém và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Riêng tuyến nhánh từ xã Văn Tố sang xã Phượng Kỳ, công tác giải phóng mặt bằng cơ bản diễn ra thuận lợi và huyện đang tập trung chỉ đạo nhà thầu sớm thi công.

Từ nhà bia tưởng niệm, nhiều thân nhân liệt sĩ P2

Buổi lễ tưởng niệm xúc động: Gần 8 giờ tối 22.6, buổi lễ tưởng niệm, cầu siêu cho 156 người chết trong trận thảm sát của giặc Mỹ vào ngày 13.1.1973 bắt đầu. Hàng trăm cựu TNXP Hải Dương cùng đại diện Hội Cựu TNXP tỉnh Quảng Bình, lãnh đạo huyện Bố Trạch, cán bộ và người dân xã Thanh Trạch tề tựu về đây. Họ ngồi trật tự, nghiêm trang, thành kính, để tâm hồn mình xúc động theo những lời bài hát da diết ca ngợi đất nước, lực lượng TNXP, người lính do chính những cựu TNXP Hải Dương thể hiện. Lời bài hát "Đất nước", "Cúc ơi", "Màu hoa đỏ" ngân lên khiến nhiều người không cầm được nước mắt. Những người tham dự buổi lễ dành một phút mặc niệm và dâng hương, tưởng niệm cho những người đã anh dũng ngã xuống trên mảnh đất này.

Xem thêm:trung tâm bảo hành hitachi,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nộibảo hành tủ lạnh hitachi hà nội
Từ nhà bia tưởng niệm, nhiều thân nhân liệt sĩ

Tại buổi lễ, thương binh Lê Công Phục, cựu TNXP đơn vị N283-P31 tập tễnh tiến về phía trước để đọc bài phát biểu. Trong ngày 13.1.1973, ông Phục đã mất đi một nửa chân phải vì bom Mỹ. Biết bao đồng đội đã hy sinh trước mặt ông. Giọng ông lạc đi khi nhớ về cái ngày bi tráng ấy: "Sau 3 loạt bom là cảnh tượng hết sức rùng rợn, hoang tàn và thê thảm. Tiếng rên rỉ của những người bị thương đang thoi thóp, xác chết la liệt cháy thui, cánh tay, cẳng chân, núm ruột văng xa mỗi nơi một mảnh. Đó là ngày giỗ của 156 người gồm công an cảng Gianh, bộ đội xăng dầu, quân dân thôn Quyết Thắng và 33 đồng chí của đơn vị N283-P31". Lặng nghe những hậu quả khủng khiếp này, ai cũng nhói đau. Ông Phục cố gắng dằn lòng mình để đọc tiếp bài phát biểu. Và như lời của ông Phục, các anh, các chị đã trở về với đất mẹ, để lại bao thương tiếc cho bậc sinh thành, đồng chí, đồng đội và nhân dân. Sự hy sinh mất mát này vô cùng to lớn, không gì bù đắp được, nhưng chính sự hy sinh của các anh, các chị đã ươm những mầm xanh, những chồi non, lộc biếc của hòa bình và khát vọng.

Thay mặt cho Đảng ủy, HĐND, UBND xã Thanh Trạch, đồng chí Nguyễn Trí Tuệ, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Trạch khẳng định những chiến công của những người đã ngã xuống: "Máu đào của các anh, các chị đã hòa quyện vào từng tấc đất của quê hương Thanh Trạch anh hùng, để cho hôm nay chiến tranh đã lùi xa, miền quê Thanh Trạch một thời khói lửa, đạn bom đang từng ngày, từng giờ đổi mới và phát triển".

Trước hương hồn những người đã hy sinh, ông Vũ Thanh Sa, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh, thay mặt cho các cựu TNXP xin nguyện noi gương các chị, các anh, luôn phát huy bản chất anh hùng của TNXP Việt Nam, thực hiện phương châm "lúc trẻ xung phong, tuổi già gương mẫu", đóng góp công sức để xây dựng quê hương.

Sáng 23.6, nhiều cựu TNXP đơn vị N283-P31 và thân nhân liệt sĩ ra nhà bia tưởng niệm, nghĩa trang Nam Gianh thắp hương một lần nữa cho các liệt sĩ trước khi rời đi. Sau đó, đoàn đến thăm cảng Gianh, nơi các cựu TNXP trực tiếp làm nhiệm vụ khi xưa.

Trong chuyến hành trình thăm lại chiến trường xưa, ngoài xã Thanh Trạch, các cựu TNXP còn đến dâng hương, tưởng niệm tại khu di tích ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) và khu di tích Truông Bồn (Nghệ An), là hai nơi có nhiều TNXP đã hy sinh. Như một sự trùng hợp, cả 3 tỉnh miền Trung gần nhau thì mỗi tỉnh đều có sự kiện bi tráng về tinh thần lao động, chiến đấu, hy sinh quả cảm vì nhiệm vụ của những TNXP.

Sự hy sinh của 10 cô gái ở ngã ba Đồng Lộc và 13 TNXP ở Truông Bồn nhiều người đã biết tới. Song, sự hy sinh của 30 liệt sĩ TNXP Hải Dương ở xã Thanh Trạch thì còn ít người biết. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư 8 dự án xây dựng, tu bổ, tôn tạo di tích văn hóa, lịch sử và giáo dục truyền thống thanh niên Việt Nam do Trung ương Đoàn quản lý, trong đó dự kiến đầu tư 30 tỷ đồng cho dự án xây dựng nhà tưởng niệm, nhà trưng bày và các công trình phụ trợ của khu tưởng niệm đơn vị N283-P31. Những cựu TNXP đơn vị N283-P31 còn sống mong mỏi dự án này sớm được triển khai để thêm nhiều người biết đến những chiến công và sự hy sinh của các liệt sĩ TNXP trên mảnh đất Thanh Trạch anh hùng.

Từ nhà bia tưởng niệm, nhiều thân nhân liệt sĩ

Sau hơn 44 năm, nhiều cựu TNXP đơn vị N283-P31 mới có dịp trở lại chiến trường xưa, thắp nén nhang tưởng niệm các đồng đội đã nằm lại trên mảnh đất "lũy thép sông Gianh".
Rơi lệ nơi chiến trường xưa: Cuối tháng 6 vừa qua, tôi đi cùng đoàn cựu TNXP trong tỉnh thăm lại chiến trường xưa. Trên đường đi từ Hải Dương đến xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), nhiều cựu TNXP đơn vị N283-P31 xúc động ôn lại những kỷ niệm năm xưa. Một số người trầm ngâm, mắt nhìn xa xăm, lòng nặng trĩu khi nghĩ tới những đồng đội đã hy sinh.

Xem thêm: tram bao hanh tu lanh hitachi , sua tu lanh hitachi tai ha noi , bảo hành tủ lạnh hitachi               

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) đã tổ chức Hội nghị lần thứ 8


Xe vừa qua cầu Gianh, tới địa phận huyện Bố Trạch, các cựu TNXP đơn vị N283-P31 nhận ngay ra chiến trường năm xưa. Đoàn xe dừng lại ở gần nhà bia tưởng niệm các TNXP, công nhân, bộ đội, người dân địa phương đã hy sinh trong trận ném bom ngày 13.1.1973. Với nhiều người, đây là lần đầu tiên họ trở lại chiến trường sau hơn 44 năm. Một số người mắt ngân ngấn nước, đứng lặng im nhìn tên những đồng đội đã ngã xuống. Vết thương chiến tranh như lưỡi dao cứa vào lòng họ thêm một lần nữa. Tên, năm sinh, quê quán của 156 người đã ngã xuống được tạc bằng đồng, gắn trên một tấm bia đá. Nhà bia tưởng niệm rộng hơn 100 m2, hoàn thành xây dựng vào năm 2015. Năm 2011, di tích về vụ thảm sát 156 người ở xã Thanh Trạch được tỉnh Quảng Bình công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Từ nhà bia tưởng niệm, nhiều thân nhân liệt sĩ, cựu TNXP đơn vị N283-P31 đi bộ sang nghĩa trang liệt sĩ Nam Gianh để tìm phần mộ các liệt sĩ. Nghĩa trang này đang được nâng cấp. Trước đây, các liệt sĩ TNXP Hải Dương được an táng tại một nghĩa trang ở thôn Quyết Thắng, rồi sau được quy tập về nghĩa trang Nam Gianh. Hàng nghìn ngôi mộ liệt sĩ có danh tính và còn rất nhiều ngôi mộ liệt sĩ vô danh ở nhiều địa phương trong huyện Bố Trạch được quy tập về đây. Trong số 30 liệt sĩ TNXP ở Hải Dương hy sinh, tại nghĩa trang Nam Gianh chỉ có số ít ngôi mộ ghi tên tuổi, quê quán của liệt sĩ. Sau khi thắp nén nhang trên ngôi mộ của liệt sĩ TNXP Vũ Duy Duyệt, ông Nguyễn Huy Ngọc ở xã Hồng Phong (Nam Sách) kể: "Thời gian làm nhiệm vụ tại đây, tôi và ông Duyệt ở cùng một nhà dân. Ngày 13.1.1973, ông Duyệt đang cứu chữa cho đồng chí Mươi ở cùng đơn vị trong bệnh xá dã chiến thì bị trúng bom. Hầu như mọi người trong bệnh xá đều bị chết".

Do thời gian quá lâu, nhiều bia mộ ghi danh các liệt sĩ đã bị hỏng, mất mát, khi quy tập về đây trở thành những ngôi mộ liệt sĩ vô danh. Đây là lần đầu tiên ông Nguyễn Đình Đồng quê ở xã Hiệp Cát (Nam Sách) vào xã Thanh Trạch để thăm nơi người anh ruột Nguyễn Đình Mươi đã hy sinh. Ông hai lần đi hết tất cả những ngôi mộ ở nghĩa trang nhưng không tìm thấy ngôi mộ nào có tên liệt sĩ Nguyễn Đình Mươi.

Các cựu TNXP đơn vị N283-P31 cùng chia nhau những nén hương dâng lên hương hồn các liệt sĩ. Có người còn đến chỗ bệnh xá dã chiến - nơi bị bom Mỹ hủy diệt năm xưa, thăm nhà người dân địa phương ngày trước đã giúp đơn vị N283-P31 chỗ ăn nghỉ.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) đã tổ chức Hội nghị lần thứ 8

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) đã tổ chức Hội nghị lần thứ 8 giới thiệu quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chức danh lãnh đạo tỉnh.
Chiều 4.7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) đã tổ chức Hội nghị lần thứ 8 giới thiệu quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chức danh lãnh đạo tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.

Xem thêm: hang bao hanh tu lanh hitachi,bảo hành tủ lạnh hitachi việt nam sua chua tu lanh hitachi

Vào bệnh viện thăm đứa cháu còn đang cấp cứu, chị Nhi hỏi chị Thảo


Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Ngày 29.6.2017, hội nghị cán bộ chủ chốt của tỉnh đã thực hiện quy trình giới thiệu các đồng chí cán bộ có đủ điều kiện, năng lực vào quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chức danh lãnh đạo tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Tại hội nghị này, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục thực hiện quy trình giới thiệu, làm cơ sở để Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.

Tại hội nghị, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã trình bày báo cáo dự kiến danh sách nhân sự giới thiệu quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chức danh lãnh đạo tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Công tác quy hoạch phải coi trọng chất lượng. Ngoài cơ cấu chung, cần chú ý đến cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ để có đủ số lượng theo quy định. Đồng chí đề nghị các đại biểu dự hội nghị phát huy trách nhiệm và trí tuệ để lựa chọn giới thiệu các đồng chí vào quy hoạch cho phù hợp, bảo đảm các yêu cầu đề ra. Các đại biểu dự hội nghị đã bỏ phiếu tín nhiệm giới thiệu quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chức danh: Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.
Từ ngày 5.7, siêu thị Vinmart Hải Dương (tại km 4, đường Nguyễn Lương Bằng, TP Hải Dương) ngừng hoạt động.

Theo đại diện siêu thị, nguyên nhân do đơn vị hết thời hạn thuê đất. Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup muốn tập trung đầu tư phát triển siêu thị Vinmart ở Trung tâm Vincom+ tại thị xã Chí Linh.
Siêu thị Vinmart Hải Dương chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30.12.2014. Siêu thị rộng 3.000 m2, bày bán hơn 40.000 mặt hàng. Trước đó, Tập đoàn Vingroup đã mua lại 70% cổ phần của Công ty CP Bán lẻ và quản lý bất động sản Đại Dương (ORC) nên toàn bộ hệ thống siêu thị Ocean Mart được đổi tên thành siêu thị Vinmart.

Vào bệnh viện thăm đứa cháu còn đang cấp cứu, chị Nhi hỏi chị Thảo

Vào bệnh viện thăm đứa cháu còn đang cấp cứu, chị Nhi hỏi chị Thảo:
- Cháu Minh thế nào rồi em? Đã tỉnh chưa?
- Cháu nó được đưa lên cấp cứu kịp thời nên giờ đã qua cơn nguy kịch rồi chị ạ! Các bác sĩ vẫn đang theo dõi.
- Thế là may rồi, chứ từ đầu hè đến giờ xảy ra mấy vụ đuối nước đấy, có nhà còn chết cả hai anh em nữa cơ. Nghe mà xót xa. Thế trông con kiểu gì mà để nó ngã xuống ao không biết?

Xem thêm: sua tu lanh hitachi tai ha noibao hanh tu lanh hitachi  trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung     

Mặc dù tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt việc xử lý


- Em đi làm ngoài đồng, gửi cháu ở nhà nhờ bà trông cho. Nhưng bà mải dọn rơm thóc, thằng Minh chơi đá bóng trong sân, quả bóng lăn xuống ao, nó chạy xuống vớt thì bị trượt chân ngã xuống. Bà đang dọn thóc thì thấy động dưới ao, lại gần mới biết cháu bị ngã, hai tay đang cố với lên. Bà vội chạy sang gọi chú hàng xóm đến cứu. Thấy mọi người bảo lúc lên bờ mặt nó đã tím tái rồi, chân tay bất động. May mà sơ cứu kịp thời. Đến giờ chân tay em vẫn còn run chị ạ!

- Ừ, cứu được là may rồi! Từ giờ em rút kinh nghiệm, để ý tới bọn trẻ thường xuyên. Trẻ con chưa biết tự bảo vệ mình nên lúc nào cũng phải có người lớn bên cạnh trông nom. Sểnh ra một tí là có thể xảy ra chuyện ngay.

- Vâng, từ giờ em sẽ cẩn thận hơn. Tại đang vào mùa màng, công việc bận rộn, các cháu lại nghỉ hè nên mới xảy ra chuyện như vậy.

- Chị nghĩ gia đình em bận rộn như thế thì nên gửi con vào những lớp học năng khiếu trong dịp hè để cháu được vui chơi lành mạnh, an toàn, mà có khi lại phát triển được năng khiếu nữa. Chứ cứ để ở nhà, hết chơi bời lêu lổng rồi lại suốt ngày xem điện thoại, ti vi, chẳng tốt tí nào.

- Ở thành phố mới có những chỗ dạy năng khiếu chứ quê mình thì lấy đâu ra chị.
- Em suốt ngày đồng áng, không biết gì cả, ở xã mình dịp hè này người ta chẳng mở đầy lớp học cho trẻ đấy thôi, có cả lớp võ thuật, lớp dạy múa rồi đá bóng. Bên Đoàn Thanh niên cũng tổ chức nhiều hoạt động hè cho trẻ vui chơi trong hè, em hỏi rồi cho con tham gia.
- Vâng, để cháu khỏe hẳn em sẽ xin cho cháu đi học.
- Nhưng việc quan trọng bây giờ là phải về rào ngay cái bờ ao lại. Nhà có trẻ cứ phải cẩn thận, cũng phải thường xuyên nhắc nhở con là không được tự ý ra ao. Nếu có lớp dạy bơi thì em nên cho cháu tham gia ngay. Không biết bơi là nguy hiểm lắm!