Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Vào lúc 17 giờ, ngày 14/8/2017, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện đã có công điện số 04 gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị gồm: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế - Hạ tầng, Xí nghiệp Khai thác Công trình Thuỷ lợi huyện, Điện lực Nam Sách, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện, Hạt Quản lý đê, Đài Phát thanh huyện; các thành viên Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện; thủ trưởng các cơ quan đơn vị phụ trách công tác PCTT&TKCN tại các xã, thị trấn.

Xem thêm:   bao hanh tu lanh hitachi ha noisửa tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

Chiến khu Trần Hưng Đạo ra đời phát triển trong cao trào kháng Nhật


Công điện nêu rõ: Theo tin từ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, hiện nay hồ thủy điện Hòa Bình đang mở 01 cửa xả đáy; từ ngày 14/8 đến hết ngày 17/8, ở Bắc Bộ có mưa dông, trên thượng lưu sông Hồng có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 1,5 đến 3,5m.
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, từ đêm 14/8 đến hết ngày 17/8 trên địa bàn tỉnh Hải Dương có mưa vừa đến mưa to và dông, trong cơn dông cần đề phòng có gió giật mạnh, tổng lượng mưa cả đợt khoảng 50 đến 100mm.

Để chủ động ứng phó, xử lý kịp thời với diễn biến của mưa lũ, thực hiện nghiêm công điện số 06 hồi 16 giờ 30 phút ngày 14/08/2017 của Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Hải Dương, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn :

1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; tăng cường thông báo trên các phương tiện thông tin đến các cấp chính quyền và người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, tại bãi sông, vùng có nguy cơ sạt lở đất, các cơ sở nuôi cá lồng trên sông, nuôi trồng thủy sản ngoài bãi sông, chủ các phương tiện vận tải thủy, các bến đò ngang, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên bãi sông biết thông tin về mưa lũ để chủ động có các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản của nhà nước và nhân dân.

2.  Kiểm tra các công trình đê, kè, cống đặc biệt là các trọng điểm chống lụt baõ, các vị trí công trình đê điều, bãi sông đang bị sạt lở chưa được xử lý, các công trình còn đang thi công để có giải pháp ứng phó kịp thời, phù hợp khi có tình huống xấu xảy ra.

3. Đài phát thanh huyện chỉ đạo, hướng dẫn Đài truyền thanh các xã, thị trấn tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin; thường xuyên thông báo diễn biến của mưa lũ, công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó của tỉnh, huyện để chính quyền địa phương và người dân biết, chủ động phòng tránh.

4. Tổ chức việc thường trực, trực ban 24/24 giờ theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, bão, lũ, để xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra. Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo theo quy định

Chiến khu Trần Hưng Đạo ra đời phát triển trong cao trào kháng Nhật

Chiến khu Trần Hưng Đạo ra đời, phát triển trong cao trào kháng Nhật cứu nước, tiến tới Cách mạng Tháng Tám.  Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn song chiến khu đã có những đóng góp quan trọng, là "bàn đạp" quân sự cho Tổng khởi nghĩa ở nhiều địa phương của Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng. Nhiều bài học, kinh nghiệm quân sự quý báu đã được đúc rút từ đây.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi , trung tam bao hanh tu lanh hitachi trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung     

Ban Thường vụ Huyện ủy làm việc với Đảng ủy xã Hợp Tiến P2


Trong số những cán bộ cốt cán gây dựng và lãnh đạo chiến khu Trần Hưng Đạo có một người đặc biệt. Đó là đồng chí Nguyễn Bình.
Từng gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng: Đồng chí Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo (sinh năm 1908), quê ở Hưng Yên. Những năm 1929-1930, ông tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng, sau đó bị thực dân Pháp bắt, giam ở Côn Đảo. Trong tù, ông được các tù nhân cộng sản tuyên truyền nên đã giác ngộ đường lối cách mạng theo quan điểm vô sản và đấu tranh với những phần tử cực đoan của Việt Nam Quốc dân Đảng. Vì điều này, ông đã bị chúng đâm mù một mắt.

Ra tù đồng chí Nguyễn Bình tích cực gây dựng cơ sở cách mạng ở Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương. Từ tháng 4.1945, ông đã tiếp xúc, bàn bạc với các đồng chí Trần Cung, Hải Thanh, sư Tuệ (tên thật là Nguyễn Kiên Tranh) về việc phối hợp hoạt động, xây dựng lực lượng, chuẩn bị thành lập chiến khu.

Hồi ký của ông Hải Thanh, một cán bộ lãnh đạo chiến khu cùng hoạt động với Nguyễn Bình ghi lại những cảm nhận về ông: "Anh Nguyễn Bình vóc người cao lớn, khỏe mạnh, mặt trái xoan, một mắt bị hỏng nên luôn luôn đeo kính râm, tiếng nói sang sảng, mặc bộ đồ vải nâu, đi giày ba ta, đội khăn xếp và luôn cắp chiếc cặp phồng. Ai ở với anh Bình lâu cũng khó đánh giá anh làm nghề gì, ở tầng lớp nào".
Đồng chí Nguyễn Bình đã sớm chứng tỏ tài năng quân sự xuất chúng, trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh quan trọng. Nhiều vũ khí của chiến khu do ông tổ chức lấy được từ hàng ngũ của địch.
Ngày khởi nghĩa 8.6.1945, ông chỉ huy đánh chiếm đồn Đông Triều. Một chiến thắng nhanh gọn, không có đổ máu.

Chiều 8.6.1945, tại đình Hổ Lao (xã Tân Việt, thị xã Đông Triều ngày nay), Ban lãnh đạo khởi nghĩa họp, quyết định thành lập Ủy ban Quân sự cách mạng chiến khu gồm 4 người để lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chiến khu, gồm Nguyễn Bình, Hải Thanh, Trần Cung, Nguyễn Hiền. Điều đặc biệt là đến thời điểm này, Nguyễn Bình vẫn chưa là đảng viên Đảng Cộng sản (năm 1946 ông được kết nạp Đảng khi đang lãnh đạo kháng chiến ở miền Nam). Dù chỉ là Ủy viên phụ trách kinh tế của Ủy ban Quân sự cách mạng chiến khu song thực tế ông đã trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh quan trọng, giành chiến thắng vang đội, được quân khởi nghĩa và nhân dân coi như một vị "Tư lệnh" của chiến khu.

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Ban Thường vụ Huyện ủy làm việc với Đảng ủy xã Hợp Tiến P2

Tại buổi làm việc, đã có 17 ý kiến của các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy và lãnh đạo các ngành, đoàn thể huyện phân tích làm rõ những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, thiếu sót, đồng thời đề xuất các giải pháp giúp Hợp Tiến tháo gỡ khó khăn vướng mắc để triển khai thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ trong thời gian tới.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Phạm Mạnh Hùng - Bí thư Huyện ủy biểu dương những cố gắng của Đảng bộ và nhân dân xã Hợp Tiến đã đoàn kết, đồng lòng phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; đồng thời đề nghị Đảng ủy xã Hợp Tiến tiếp thu ý kiến của các đại biểu tham dự buổi làm việc để nghiên cứu và triển khai thực hiện.

Ban Thường vụ Huyện ủy làm việc với Đảng ủy xã Hợp Tiến


Đồng chí Bí thư Huyện ủy nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng bộ xã Hợp Tiến cần quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện trong thời gian tới, trong đó từ nay đến cuối năm, Hợp Tiến cần tập trung làm tốt công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa mùa, chủ động triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2017, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp đáp ứng với yêu cầu; có giải pháp để nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới; thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch đường giao thông, hoàn thiện các công trình xây dựng cơ bản. Tăng cường công tác quản lý đất đai, tích cực xử lý đất dôi dư, xen kẹp; làm tốt việc kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về đất đai. Trong lĩnh vực văn hóa xã hội: Tiếp tục chỉ đạo 3 nhà trường tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, có kế hoạch xây dựng thêm các phòng học trường Mầm non và trường Tiểu học để đảm bảo đủ phòng học cho học sinh; đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện để giảm bớt khó khăn khi đi khám chữa bệnh trong điều kiện giá các dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng tăng; chỉ đạo các làng duy trì và phát huy tốt danh hiệu làng văn hóa, ngăn chặn và xử lý nghiêm hoạt động truyền đạo trái pháp luật. Tiếp tục làm tốt việc giữ gin an ninh trật tự, đấu tranh bài trừ các tai tệ nạn xã hội, thực hiện tốt công tác quản lý nguồn phục vụ công tác tuyển quân năm 2018 đảm bảo yêu cầu trên giao.
Trong công tác xây dựng Đảng, Hợp Tiến cần tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên, chỉ đạo tổ chức tốt đại hội các chi bộ trực thuộc nhiệm kỳ 2017-2020, đồng thời quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ; chỉ đạo MTTQ và các đoàn thể nâng cao chất lượng hoạt động đảm bảo hiệu quả, thiết thực, tránh bệnh hình thức.
Về những kiến nghị đề xuất của xã Hợp Tiến liên quan đến các vấn đề như: Xây dựng vùng chuyên canh rau màu; nâng cấp và mở rộng đường đường giao thông nối các điểm di tích trên địa bàn xã; sửa chữa, khắc phục một số hạng mục công trình tu bổ Đình Đầu và một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai, đồng chí Bí thư Huyện ủy đề nghị UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng xem xét, hướng dẫn xã Hợp Tiến triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy định. 

Ban Thường vụ Huyện ủy làm việc với Đảng ủy xã Hợp Tiến

Ngày 10/8, Ban Thường vụ Huyện ủy làm việc với Đảng ủy xã Hợp Tiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ xã năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017; phương hướng nhiệm vụ trọng tâm từ nay cuối năm 2017. Đồng chí Phạm Mạnh Hùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy chủ trì buổi làm việc.
Tham dự buổi làm việc có đồng chí Lê Quang Thụ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Bùi Văn Thăng - Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện; trưởng các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội ,   bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

Phạm Văn Giang có những dấu hiệu bất minh


Năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, Đảng bộ xã Hợp Tiến đã nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực, tập trung lãnh đạo nhân dân hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất của Hợp Tiến đạt 225,8 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 111,8 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 64,43 tỷ đồng và giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 49,57 tỷ đồng. Lĩnh vực văn hóa xã hội có những chuyển biến tiến bộ, trong đó cả 3 trường học của Hợp Tiến đều được đánh giá đứng trong tốp đầu của huyện về chất lượng giáo dục. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường. Công tác xây dựng Đảng được quan tâm chú trọng ở tất cả các mặt: Giáo dục chính trị tư tưởng, công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác kiểm tra giám sát giữ gìn kỷ luật Đảng và công tác dân vận. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân từng bước đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả. Với những kết quả đạt được, nhiều phong trào thi đua và nhiều cuộc vận động, Hợp Tiến được huyện đánh giá đứng trong tốp đầu của huyện. Năm 2016, Đảng bộ xã Hợp Tiến được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình lãnh đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 của Hợp Tiến vẫn còn những khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Là xã có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nhưng việc quy vùng sản xuất lúa và rau màu chưa đạt yêu cầu đề ra cả về số lượng và quy mô diện tích của từng vùng. Hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hiệu quả chưa cao, nhất là khâu dịch vụ thủy nông, bắt diệt chuột. Hợp Tiến được công nhân xã đạt chuẩn nông thôn mới cuối năm 2015, nhưng từ đó đến nay, việc nâng cao chất lượng các tiêu chí chưa rõ nét, vẫn còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường ở trong khu dân cư, gần trường học, tình trạng cờ bạc, thanh thiếu niên hư và việc lợi dụng tự do tín ngưỡng để hoạt động truyền đạo trái với quy định của Nhà nước; phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân còn hình thức, hiệu quả chưa cao. Trên địa bàn xã vẫn còn xảy ra các trường hợp vi phạm các quy định về đất đai như: Sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất công, tự ý vượt lập trên đất 03. Tỷ lệ đảng viên tham gia học tập nghị quyết chưa cao, công tác quản lý đảng viên trong sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đảng bộ chưa chặt chẽ; ý thức của một số đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là những đảng viên trẻ; công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm còn ít; hoạt động của MTTQ và các đoàn thể có việc, có phong trào vẫn còn hình thức, chưa bám sát với tình hình cơ sở, chất lượng thấp.

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Phạm Văn Giang có những dấu hiệu bất minh

Từng ngồi tù mười năm vì mua bán trái phép ma túy nhưng khi được trở về, Phạm Văn Giang (sinh năm 1954, trú tại khu Hạ, xã Tráng Liệt, Bình Giang) vẫn chứng nào tật ấy.  Ngày 31.7 vừa qua, lực lượng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Phòng PC47, Công an tỉnh) đã tóm gọn Phạm Văn Giang khi y đang vận chuyển một bánh heroin.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi , bao hanh tu lanh hitachi ,trung tâm bảo hành hitachi hà nội

Sau 6 năm học Khoa Y học cổ truyền tại Trường Đại học Y Hà Nội


Ông trùm ma tuý: Cuối năm 2016, qua nắm tình hình, Phòng PC 47 phát hiện Phạm Văn Giang có những dấu hiệu bất minh liên quan đến hoạt động mua bán trái phép chất ma túy. Mặc dù Giang không có công việc ổn định, nghiện ma túy nhưng điều kiện kinh tế gia đình lại thuộc diện khá giả. Xung quanh Giang luôn có những đối tượng nghiện ma túy vây quanh, răm rắp nghe lời. Từ nguồn tin của quần chúng nhân dân và các tài liệu thu thập được, cơ quan công an có đủ căn cứ xác định Giang là đối tượng có hoạt động phạm tội về ma túy. Thậm chí y còn là một "đại lý" chuyên phân phối ma túy cho các con nghiện trong khu vực và một số địa bàn lân cận.

Kể từ khi lọt vào tầm ngắm của cơ quan điều tra, mọi hoạt động của Giang đều bị các trinh sát theo dõi sát sao. Nhưng biết được hoạt động của Giang đã khó, để chứng minh, bắt y cúi đầu nhận tội càng khó hơn. Trung tá Nguyễn Việt Đức, Đội trưởng Đội 2, Phòng PC47 cho biết: "Giang có một tiền án về tội mua bán trái phép chất ma túy năm 2000, ra tù từ năm 2010, là đối tượng dày dạn kinh nghiệm nên thủ đoạn của y hết sức tinh vi, ma mãnh. Mọi giao dịch mua bán ma túy Giang đều giao cho các đàn em thực hiện chứ không trực tiếp ra tay. Nhà Giang lúc nào cũng có người cảnh giới và hệ thống camera giám sát nên việc theo dõi rất khó khăn".

Sau một thời gian phạm tội mà chưa bị "sờ gáy", Giang ngày càng liều lĩnh hơn. Thậm chí y còn rêu rao là có quan hệ với các vị lãnh đạo trong ngành công an phụ trách công tác phòng chống ma túy để tiếp thêm "máu liều" cho đám đàn em.
Tóm gọn: Nhà Giang lúc nào cũng có người cảnh giới và hệ thống camera giám sát nên việc mật phục, theo dõi rất khó khăn.
Với quyết tâm bắt bằng được Giang, chặt đứt một mắt xích lớn trong đường dây phân phối ma túy, thượng tá Phạm Văn Lục, Trưởng Phòng PC47 đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp với các đơn vị và địa phương có liên quan thu thập thông tin, tài liệu để xây dựng phương án, kế hoạch phá án. Ngày 24.7, xác định thời cơ đã chín muồi, lãnh đạo Phòng PC47 đã báo cáo Ban Giám đốc Công an tỉnh cho xác lập chuyên án mang bí số 317G để tập trung lực lượng, phương tiện triệt phá vụ án. Trong đó phương án bắt giữ Giang ở bên ngoài nơi ở của y được Ban chuyên án xác định sẽ mang lại hiệu quả tối ưu. Kể từ thời điểm này, mọi hoạt động của Giang đều bị theo dõi, giám sát 24/24 giờ.

Sáng 31.7, ban chuyên án nắm được thông tin trong ngày Giang sẽ ra khỏi nhà và trực tiếp đi giao một chuyến hàng lớn. Ngay lập tức, ba mũi trinh sát gồm gần hai chục cán bộ, chiến sĩ được phân công nhiệm vụ cụ thể để giăng bẫy, vây bắt "con mồi". Mọi việc đều được cơ quan điều tra thực hiện hoàn toàn bí mật. Chiều 31.7, Giang gọi một lái xe taxi quen đến tận nhà đón đi. "Y không đi xe cá nhân mà thường di chuyển bằng xe taxi của hãng xe uy tín để tránh sự chú ý, theo dõi của cơ quan chức năng. Nhiều lần Giang cố tình thuê xe đi lòng vòng nhưng không hề mang theo hàng để thăm dò", trung tá Nguyễn Việt Đức cho biết thêm.

Khi xe taxi chở Giang lăn bánh, mũi trinh sát theo dõi gần đó lập tức bám theo. Dùng cả ô tô và xe máy, lực lượng chức năng luôn bám sát, đề phòng đối tượng tẩu thoát, thủ tiêu tang vật. Nắm được hành trình của Giang, một tổ trinh sát khác cũng được bố trí tại quốc lộ 38 đoạn thuộc địa bàn thôn Đông Đô, xã Cẩm Hưng (Cẩm Giàng) để đón lõng y. Khoảng 15 giờ cùng ngày, khi xe taxi do Phạm Văn Tùng (sinh năm 1984, trú tại khu Trung, xã Tráng Liệt) điều khiển chở Giang đến địa điểm trên, tổ trinh sát tại đây đã dừng xe, nhanh chóng vô hiệu Tùng. Cùng lúc này, tổ trinh sát bám theo cũng ập đến khống chế Giang ngay khi hắn chưa kịp trở tay. Khám xét dưới lót để chân ở ghế sau, các trinh sát phát hiện một bánh heroin trọng lượng 349,081g cùng 200 triệu đồng tiền mặt. Với những chứng cứ rõ ràng, Giang đã phải tra tay vào còng, cúi đầu nhận tội.
Ngày 3.8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã hoàn thiện thủ tục, hồ sơ khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Văn Giang về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Chắc chắn y sẽ phải trả giá cho hành vi gieo rắc "cái chết trắng" bằng phần lớn quãng đời còn lại trong vòng lao lý.

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Sau 6 năm học Khoa Y học cổ truyền tại Trường Đại học Y Hà Nội

Hiện nay, nhiều bạn trẻ trì hoãn đi làm với nhiều lý do, trở thành gánh nặng cho gia đình. Ra trường đã nhiều năm nhưng sau khi đi làm cảm thấy không phù hợp, không được làm việc đúng chuyên ngành, bị đồng nghiệp chèn ép... một số bạn trẻ đã quyết định trì hoãn đi làm, trở thành gánh nặng cho gia đình.

Xem thêm: sua chua tu lanh hitachi ,   trung tâm bảo hành hitachitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi

Trong quá trình xây dựng trạm bơm Phí Xá (xã Lê Hồng, Thanh Miện)


Đủ lý do để không đi làm: Sau 6 năm học Khoa Y học cổ truyền tại Trường Đại học Y Hà Nội, khi ra trường, nhờ sự hỗ trợ của gia đình, N.T.A.N. ở phường Hải Tân (TP Hải Dương) đã vào làm tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương. Nhưng chỉ được khoảng 2-3 tháng, N. đã xin nghỉ làm với lý do bị đồng nghiệp bắt nạt, chèn ép, môi trường làm việc không thuận lợi... Và từ năm 2011 đến nay, N. vẫn ăn bám vào gia đình.
Không giống như N., bạn T.T.T.T. sinh năm 1990 cũng ở phường Hải Tân (TP Hải Dương) đã từng đi làm đúng chuyên ngành được học tại tỉnh Bình Thuận. Sau khi lấy chồng, sinh con, đầu năm nay cả gia đình T. lại về sống cùng bố mẹ tại Hải Dương. Do mới chuyển về môi trường mới nên hiện cả hai vợ chồng T. đều chưa tìm được việc làm.
N.H.A. sinh năm 1989, ở phường Quang Trung (TP Hải Dương) học chuyên về công nghệ, ra trường từ năm 2011. Do có giọng hát hay và ước muốn làm ca sĩ nên đã có thời gian A. vào TP Hồ Chí Minh tìm kiếm cơ hội. Sau nhiều năm không có kết quả, A. về nhà học thêm tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc để tiếp tục... chờ cơ hội không biết bao giờ mới tới.

Gánh nặng cho gia đình: Do không đi làm nên nhiều bạn trẻ trở thành gánh nặng cho gia đình. Một người họ hàng của N. cho biết: “Ra trường vài năm thì N. lấy chồng. Lúc thì N. ở nhà, lúc thì N. sang nước ngoài ở cùng chồng đang du học. Hiện tại tôi vẫn thấy cô ấy thỉnh thoảng về xin tiền người thân”.

Anh A. thì được coi là nguyên nhân khiến cuộc sống gia đình luôn căng thẳng. Đến nay dù đã gần 30 tuổi, đã có vợ con và một gia đình nhỏ của riêng mình nhưng anh vẫn không tìm được hướng đi cho bản thân, mải mê lúc thì học thêm cái nọ, lúc thì học thêm cái kia và mơ mộng một ngày vụt sáng trở thành... ngôi sao. Chị Đ.T.D., vợ của anh A. cho biết, do chồng không kiếm được việc làm nên mọi chi phí ăn ở, sinh hoạt, nuôi con... đều đổ lên vai chị. Vì vậy dù đã có công việc ổn định ở một cơ quan nhà nước tại TP Hải Dương nhưng chị D. vẫn phải vất vả làm thêm để kiếm tiền. "Mãi không có việc làm đúng sở thích nên anh ấy rất chán nản. Dù đã cố gắng động viên chồng quyết tâm tìm việc nhưng gần đây anh ấy như buông xuôi, nhiều hôm bỏ về nhà ông bà nội. Cuộc sống gia đình tôi nhiều khi rất ngột ngạt", chị D. buồn bã chia sẻ.
"Mãi không có việc làm đúng sở thích nên anh ấy rất chán nản. Dù đã cố gắng động viên chồng quyết tâm tìm việc nhưng gần đây anh ấy như buông xuôi."
Với những gia đình có điều kiện kinh tế thì việc nuôi thêm một người có lẽ không phải là vấn đề lớn. Nhưng với nhiều gia đình hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì việc phải nuôi thêm con cháu khiến họ thêm gánh nặng. Gia đình T. là một ví dụ. Bố T. làm nghề đạp xích lô, mẹ T. bán xôi ở chợ Hải Tân. Dưới T. còn có một cậu em trai đang học đại học. Hiện nay bố mẹ T. không chỉ nuôi người con đang đi học mà còn phải nuôi cả con gái, con rể và cháu ngoại bằng thu nhập từ gánh xôi và chiếc xe xích lô cà tàng. “Hai vợ chồng tôi đã có tuổi, bình thường chi phí sinh hoạt, lo cho con trai học đại học còn phải cân đối mãi may ra mới đủ, giờ lại phải nuôi thêm mấy miệng ăn nữa nên thực sự quá vất vả, nhiều lúc không biết phải xoay xở ở đâu", mẹ T. than thở.
Nhiều người không đồng tình với cách sống như trên của các bạn trẻ. Theo anh Vũ Văn Duy, Phó Bí thư Đoàn Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương, dù số lượng thanh niên có tư tưởng ỷ lại, sống dựa dẫm vào gia đình không nhiều nhưng đây là một vấn đề đáng báo động. Do quen với việc ỷ lại vào người khác nên những thanh niên này ngày càng trở nên lười nhác, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống... Họ dần mất phương hướng khi cuộc sống thay đổi, từ đó không thể thích nghi được với những yêu cầu công việc trong xã hội hiện đại.

Để hạn chế tình trạng này, các nhà trường cần tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể giúp học sinh, sinh viên rèn luyện các kỹ năng mềm; phối hợp với gia đình, xã hội giáo dục cho các bạn trẻ ý thức tự lập, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sống. Anh Duy nhận xét: "Bên cạnh các hoạt động giáo dục của nhà trường, mỗi thanh thiếu niên cần tự rèn luyện cho mình tính cách tự lập, vượt khó để đáp ứng được đòi hỏi công việc ngày càng cao của xã hội hiện đại, hình thành lối sống có trách nhiệm đối với chính bản thân, gia đình, tạo nên ý thức và giá trị sống tốt đẹp cho xã hội".

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Trong quá trình xây dựng trạm bơm Phí Xá (xã Lê Hồng, Thanh Miện)

Trong quá trình xây dựng trạm bơm Phí Xá (xã Lê Hồng, Thanh Miện), do không có trong thiết kế nên nhiều cống tiêu nước ở một số địa phương bị lấp...
Lấp cống tiêu nước: Ông Mai Ngọc Đông ở thôn Phí Xá cho biết: "Đợt mưa lớn vừa qua đã làm 3 sào ruộng nhà tôi bị ngập. Mưa lớn trong khi không có cống tiêu nước nên HTX phải cử người dùng máy bơm dã chiến để bơm nước ra sông". Theo ông Đông, cứ mưa lớn là ông và một số hộ dân có ruộng ở khu vực này lại đứng ngồi không yên, nhà nào cũng chuẩn bị máy bơm sẵn sàng tiêu úng.

Xem thêm:  dia chi bao hanh tu lanh hitachi sua tu lanh hitachibảo hành hitachi

Có thời gian công tác dài tại Thanh Miện


Trước khi trạm bơm Phí Xá được xây dựng, khu vực cánh đồng thôn Quốc Tuấn (cũng ở xã Lê Hồng) chưa năm nào xảy ra tình trạng ngập úng. Từ khi trạm bơm Phí Xá được thi công, xã Lê Hồng có hơn 100 ha lúa ở cánh đồng các thôn Quốc Tuấn, Phương Quan và Phí Xá thường xuyên bị ngập úng. Nguyên nhân do toàn bộ 5 cống tiêu nước ở cánh đồng thôn Quốc Tuấn đều bị lấp, khiến nước trong đồng không thể thoát ra sông tiêu. Trước mỗi trận mưa lớn, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã phải cử người bơm gạn nước từ trong đồng ra sông Nguộn Xuyên để tiêu nước.

Không chỉ xã Lê Hồng mà một số diện tích lúa ở thị trấn Thanh Miện cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Trước đây, cánh đồng khu An Lạc có 1 cống phục vụ việc tiêu nước cho khoảng 35 ha lúa. Trong quá trình thi công trạm bơm Phí Xá, cống này đã bị lấp nên việc tiêu úng gặp khó khăn. Ông Phạm Ngọc Hậu, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp thị trấn Thanh Miện cho biết: "Chỉ cần một trận mưa ngắn cả cánh đồng lúa ngập trắng. Vì vậy, dù mưa chưa ngập chúng tôi đã phải lo tiêu úng cho khu vực này. Trong khi thi công trạm bơm Phí Xá, nhà thầu đã làm hỏng hơn 600 m kênh mương kiên cố. Nhà thầu hứa sẽ hoàn trả nhưng đến nay vẫn chưa làm. Vụ mùa nào chúng tôi cũng phải thuê người nạo vét đoạn kênh này do bị sụt lún".

Sẽ bổ sung nhiều hạng mục: Năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt dự án xây dựng trạm bơm Phí Xá. Trạm bơm này có nhiệm vụ bảo đảm tiêu nước cho 3.474ha diện tích tự nhiên của 7 xã phía bắc huyện Thanh Miện và một phần diện tích của xã Bình Xuyên (Bình Giang). Dự án gồm các hạng mục chính như trạm bơm, bể hút, bể xả, cống xả qua đê, kênh dẫn... với tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng.

Công trình trạm bơm Phí Xá đã hoàn thành và vận hành thử vào tháng 7 vừa qua nhưng chưa phát huy được hiệu quả như người dân mong đợi. Trạm bơm Phí Xá hiện được giao cho Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện Thanh Miện trực tiếp vận hành và quản lý. Ông Phạm Duy Ninh, Giám đốc xí nghiệp cho biết trong thiết kế của dự án không có 5 cống tiêu nước ở khu cánh đồng Quốc Tuấn và khu An Lạc. Từ kiến nghị của người dân, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Hải Dương đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung một số hạng mục thuộc dự án. Ngày 29.6.2017, bộ đã phê duyệt thiết kế xây dựng bổ sung các hạng mục gồm xây cống mới qua đường tỉnh 392C tại vị trí cống cũ; xây dựng trạm bơm Láng Chanh; gia cố 670 m đường bờ tả kênh tiêu Phí Xá kết hợp đường vào bãi rác; xây dựng 653 m kênh tưới dọc bờ kênh tiêu Phí Xá và xây 5 cống tiêu bờ kênh, 1 cống tiêu luồn tại các vị trí cũ. Tổng nguồn vốn bổ sung hơn 8,4 tỷ đồng.
Các hạng mục bổ sung trên sẽ được xây dựng trong tháng 8 và bàn giao vào ngày 31.12.2017. Sau khi dự án hoàn thành tình trạng úng ngập nói trên sẽ được khắc phục.

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Có thời gian công tác dài tại Thanh Miện

Có thời gian công tác dài tại Thanh Miện, lại sinh ra ở đây nên đại tá Nguyễn Đức Hiển, Phó Giám đốc Công an tỉnh càng hiểu hoàn cảnh khó khăn của nhiều hộ dân.
Bằng tình cảm và trách nhiệm đối với quê hương, ông đã đứng ra vận động cán bộ, chiến sĩ con em Thanh Miện đang công tác tại Công an tỉnh quyên góp, ủng hộ 160 triệu đồng để mua bò sinh sản tặng hộ nghèo. Cá nhân ông Hiển cũng ủng hộ một số tiền lớn.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi  sua tu lanh hitachi , bao hanh tu lanh hitachi
Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị 05 đến nay

Biết đến chương trình "Ngân hàng bò", anh Trần Đức Vỹ, chủ doanh nghiệp trẻ ở Hà Nội đã vận động một số người con xa quê của Thanh Miện ủng hộ 80 triệu đồng. Anh Vỹ cho biết: "Dù ở xa nhưng chúng tôi luôn hướng về quê hương. Số tiền quyên góp được tuy không lớn nhưng đã góp phần giúp đỡ những hộ khó khăn có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Hơn nữa, tặng bò sinh sản cho hộ nghèo là chương trình ý nghĩa nên thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ".

Cuộc vận động xây dựng và phát triển chương trình "Ngân hàng bò" được triển khai từ năm 2015. Hội Chữ thập đỏ huyện đã vận động toàn thể cán bộ, hội viên trong huyện, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, đặc biệt là những người con quê Thanh Miện đang sinh sống, làm việc trên mọi miền Tổ quốc tham gia ủng hộ. Đến nay, Quỹ “Ngân hàng bò” của huyện Thanh Miện đã tiếp nhận hơn 600 triệu đồng do con em xa quê đóng góp để mua 32 con bò sinh sản tặng hộ nghèo. Những con bò này đều được các hộ chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, đang từng bước giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Bà Nguyễn Thị Lý, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Thanh Giang cho biết ngoài Quỹ "Ngân hàng bò" của huyện, xã cũng vận động con em xa quê và các tập thể, cá nhân ủng hộ tiền để mua bò trao cho các hộ nghèo trong xã. Đến nay, xã đã có 4 hộ nghèo được hỗ trợ bò sinh sản, trị giá 80 triệu đồng. "Chỉ vài tháng nữa, khi lứa bê đầu tiên ra đời, hội sẽ chuyển những con bê đó cho các hộ nghèo trong xã. Hỗ trợ phương tiện sản xuất cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn chính là trao cơ hội để họ thoát nghèo", bà Lý nói.

Ông Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Thanh Miện chia sẻ: "Điều quý nhất của người dân Thanh Miện xa quê là ý thức cộng đồng rất cao, lúc nào cũng giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống. Dù công tác ở cương vị nào, họ đều hướng về quê hương".
Theo anh Chương, trai nuôi để lấy ngọc phải là loại trai đen cánh dày, trai xanh cánh mỏng. Ở tỉnh ta, nguồn trai này rất dồi dào. Ngoài ra, dưới các con sông của tỉnh còn có loại trai cóc, nặng từ 500 - 600 g, vỏ dày 3 mm. Đây là loài trai quý, chỉ có ở dòng sông Mississippi (Mỹ), vỏ được dùng để sản xuất lõi của viên ngọc trai. Giá của 1 kg lõi ngọc trai này từ 8 - 13 triệu đồng, tùy kích cỡ. Từ nguồn nguyên liệu phong phú tại quê nhà, anh Chương ấp ủ một ngày mình sẽ làm chủ công nghệ sản xuất lõi ngọc trai từ loại trai cóc.

Trai nước ngọt lấy ngọc có thể nuôi cộng sinh trong ao cá. Cơ chế hút xiphon, lọc nước lấy thức ăn của trai giúp tạo thêm oxy trong nước cho cá. Ngược lại, phân cá giúp tạo thêm tảo là nguồn thức ăn cho trai. Vì vậy, đây là mô hình phù hợp với điều kiện ở đa số các ao thả cá của người dân trong tỉnh.

Anh Đinh Văn Việt là người đầu tiên ứng dụng thành công việc nuôi trai nước ngọt lấy ngọc bằng phương pháp cấy nhân cứng và mô tế bào mới, cho tỷ lệ ngậm ngọc từ 70-80%. Anh Chương lại là 1 trong 10 người đại diện của 10 tỉnh phía Bắc được anh Việt nhận chuyển giao công nghệ trên.

Liên lạc qua điện thoại, anh Việt cho biết: "Tôi chỉ nhận 10 người ở 10 tỉnh phía Bắc. 10 học viên này sẽ là hạt nhân để nhân rộng mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc". Hiện nay, giá bán của mỗi viên ngọc trai loại nhỏ trung bình từ 300.000 - 500.000 đồng, loại to trung bình từ 700.000 - 800.000 đồng, thậm chí có viên lên tới 5 - 7 triệu đồng tùy màu sắc, độ bóng, kích cỡ... "Tôi sẽ bao tiêu đầu ra cho ngọc trai được sản xuất tại trang trại của anh Chương", anh Việt khẳng định.

Thời gian thu hoạch mỗi lứa trai lấy ngọc trung bình 18 tháng trở lên. Đến thời điểm này, lứa trai đầu tiên anh Chương nuôi được 14 tháng. Dự kiến sau khoảng 4 - 5 tháng nữa, trai sẽ cho thu hoạch. Quá trình theo dõi, kiểm tra sự sinh trưởng phát triển của trai, anh Chương tự tin tỷ lệ ngậm ngọc đạt 70 - 80%, hứa hẹn sẽ thành công. "Theo tính toán của những người làm nghề, tỷ lệ ngậm ngọc đạt 5% so với lượng cấy ban đầu đã là hòa vốn", anh Chương nói. Anh mong muốn các cấp, các ngành quan tâm, hỗ trợ để mở rộng mô hình này.

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị 05 đến nay

Sau hơn 1 năm triển khai, việc sinh hoạt chuyên đề thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW tại các chi bộ ngày càng nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực.
Sau hơn 1 năm triển khai, việc sinh hoạt chuyên đề thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại các chi bộ ngày càng nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội , sua tu lanh hitachi tai ha noi , bao hanh tu lanh samsung      

Không khí tang tóc vẫn bao trùm căn nhà của ông Nguyễn Hữu Bình


Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị 05 đến nay, các chi bộ trong Đảng bộ Quân sự huyện Nam Sách duy trì nền nếp sinh hoạt chuyên đề theo đúng hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy, Đảng ủy Quân sự tỉnh và Huyện ủy Nam Sách. Mỗi buổi sinh hoạt, các chi bộ đều dành thời gian thỏa đáng cho việc học tập, thảo luận các chuyên đề. "Ngoài tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cung cấp, các chi bộ còn khai thác tài liệu từ Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Quốc phòng toàn dân để có thêm tư liệu phục vụ việc học tập các chuyên đề. Tại các buổi thảo luận nội dung các chuyên đề, hầu hết các đảng viên trong các chi bộ đều tham gia đóng góp ý kiến, đề ra các giải pháp thực hiện tốt chuyên đề đối với cá nhân cũng như tập thể", trung tá Hoàng Hữu Nhượng, Chính trị viên phó, Chủ nhiệm Chính trị Ban Chỉ huy quân sự huyện Nam Sách cho biết.

Tại Đảng bộ xã Bình Minh (Bình Giang), việc sinh hoạt chuyên đề theo Chỉ thị 05 của các chi bộ cũng ngày càng đi vào nền nếp. Đảng ủy xã Bình Minh  lựa chọn 2 công việc cụ thể để làm theo Bác là thực hiện tiết kiệm trong các đám tang và tăng cường quản lý, sử dụng đất đai. Các chi bộ đã quán triệt sâu rộng các nội dung này gắn với việc học tập các chuyên đề về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Nhờ đó, các gia đình thực hiện nghiêm túc việc tiết kiệm trong các đám tang. Trong các đám tang đều không sử dụng thuốc lá, không làm cỗ linh đình; lượng cỗ giảm 50-60% so với trước đây. Các trường hợp lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích trên địa bàn xã được phát hiện ngay từ cơ sở.

Vừa qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tiến hành khảo sát việc thực hiện Chỉ thị 05 ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị để kịp thời phát hiện những cách làm hay, hiệu quả, sáng tạo, chỉ rõ những mặt còn hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện để rút kinh nghiệm. Qua khảo sát cho thấy các chi bộ mỗi kỳ sinh hoạt dành ít nhất 30 phút, có chi bộ trên 45 phút để học tập chuyên đề tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ngoài các tài liệu phục vụ cho học tập do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát hành, một số chi bộ còn sưu tầm những mẩu chuyện về gương người tốt, việc tốt, những đảng viên tích cực tại chi bộ để biểu dương ngay tại buổi sinh hoạt.

Nhờ nghiêm túc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh nên chất lượng sinh hoạt của các chi bộ được nâng lên rõ rệt. Nhiều đảng viên có suy nghĩ, liên hệ sâu sắc với thực tiễn, nhất là công việc, chức trách, nhiệm vụ được phân công đảm nhiệm. Tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên ngày càng chuyển biến tích cực, rõ nét... Các cấp ủy đảng, chính quyền đã thường xuyên kiểm tra đôn đốc, giám sát việc thực hiện các quy định chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh. Vai trò của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được khẳng định...

Theo lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, việc sinh hoạt chuyên đề trên địa bàn tỉnh cũng còn một số hạn chế. Một bộ phận nhỏ đảng viên chưa thật sự tập trung học tập, còn nói chuyện riêng, tranh thủ vào mạng xã hội trên điện thoại trong cuộc họp. Đôi chỗ người chủ trì còn cứng nhắc, chưa có kỹ năng, nghiệp vụ; việc đánh giá kết quả học tập còn qua loa, đại khái; việc kết luận chưa rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm, thời gian và điều kiện thực hiện còn chung chung. Vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu một số đơn vị chưa rõ, sự lôi cuốn và lan tỏa chưa rộng...

Để việc học tập chuyên đề tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong sinh hoạt chi bộ ngày càng hiệu quả, các cấp ủy đảng cần quan tâm lãnh đạo, hướng dẫn thực hiện nghiêm túc các chuyên đề gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Các cấp ủy đảng tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc học tập, kịp thời biểu dương, nhân rộng những gương người tốt, việc tốt, cách làm hiệu quả, thiết thực. Các chi bộ phải tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt, trước hết là nâng cao ý thức của đảng viên. Nội dung sinh hoạt, học tập phải trọng tâm, ngắn gọn; kết luận và các quyết định của chủ tọa tại buổi học tập phải rõ ràng, có tính khả thi, rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân, rõ thời gian và lộ trình thực hiện, rõ điều kiện thực hiện về cơ chế, chính sách.

Không khí tang tóc vẫn bao trùm căn nhà của ông Nguyễn Hữu Bình

Nhiều thợ hàn hiện nay không được đào tạo. Nguy cơ cháy nổ luôn tiềm ẩn, có thể gây thiệt hại về tài sản, thậm chí tính mạng con người.
Mất mạng vì thiếu hiểu biết: Không khí tang tóc vẫn bao trùm căn nhà của ông Nguyễn Hữu Bình ở xóm 1, thôn Cổ Chẩm, xã Việt Hồng (Thanh Hà) sau cái chết của anh Nguyễn Hữu Dũng, con trai ông. Cách đây gần 4 tháng, anh Dũng cắt thuê chiếc thùng phuy 200 lít vốn đựng xăng dầu cho một người hàng xóm. Theo lời kể của ông Bình, anh Dũng dùng hàn điện cắt nắp thùng phuy thì phát nổ. Được đưa đi cấp cứu, song anh Dũng tử vong sau đó 2 ngày.

Xem thêm;  bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi sửa tủ lạnh hitachi, sửa tủ lạnh samsung

Hiệu quả kinh tế từ cây vải thấp đã làm cho người dân mệt


Anh Dũng là thợ cơ khí tự do, không qua trường lớp đào tạo mà tự mở xưởng riêng. Do thiếu kỹ năng nghề nghiệp nên anh phải đổi cả mạng sống của mình.
Theo anh Nguyễn Anh Đức, giảng viên Khoa Cơ khí Trường Cao đẳng nghề Licogi Hải Dương, chiếc thùng phuy trong trường hợp trên có thể còn chứa một lượng xăng dầu nhất định. Hiện tượng phát nổ được anh Đức so sánh giống với nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong. Việc sử dụng mỏ hàn điện cắt thùng phuy đựng xăng dầu rất dễ gây nổ bởi trong quá trình cắt, thùng phuy bị nung nóng khiến hỗn hợp xăng dầu còn tồn lại với không khí bị nóng lên, gặp tia lửa hồ quang hàn sẽ bốc cháy, tạo áp suất rất lớn trong phuy. Nắp thùng phuy là vị trí dễ bị bung ra nhất. Theo anh Đức, khi lấy pha mát để hàn thùng phuy cũng phải rất thận trọng bởi tại vị trí tiếp xúc giữa dây mát của máy hàn và thùng phuy có thể gây tia lửa điện, rất dễ gây cháy nổ.
Một thợ hàn được đào tạo bài bản và có hàng chục năm làm nghề cho biết những người làm nghề hàn nếu học qua trường lớp, họ sẽ được dạy rất kỹ về trường hợp hàn những loại thùng có chứa dung dịch dễ cháy như xăng dầu. Về nguyên tắc, thùng phuy đựng xăng dầu phải được rửa sạch bên trong, không còn hơi xăng dầu mới được hàn. Tuy nhiên, do nắp phuy rất nhỏ, chỉ bằng nắp bình xăng xe máy nên rất khó rửa sạch xăng dầu bên trong. Trong trường hợp này, thợ hàn phải đổ nước gần đầy thùng phuy, sau đó hàn thì sẽ an toàn.

Ở Hải Dương, đây là vụ tai nạn nghiêm trọng nhất liên quan tới nghề hàn. Trên cả nước đã có rất nhiều vụ việc thương tâm, cảnh báo mức độ nghiêm trọng nguy cơ cháy nổ trong nghề này. Điển hình là vụ cháy quán karaoke ở phố Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy (Hà Nội) khiến 13 người chết. Nguyên nhân do thợ hàn làm bắn tia lửa lên vách nhựa và tấm xốp gây ra hoả hoạn. Cách đây nhiều năm, do bất cẩn trong khi hàn xì, ngọn lửa lớn bùng phát tại một vũ trường ở TP Hồ Chí Minh làm 60 người chết, 70 người bị thương. Gần đây nhất, ngày 29.7, vụ cháy xảy ra tại xưởng sản xuất bánh kẹo ở thôn Thượng Thụy, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức (Hà Nội) khiến 8 người tử vong, 2 người bỏng nặng. Nguyên nhân cũng được xác định do hàn xì sửa chữa xưởng làm bắn tia lửa vào trần gác xép được ghép bằng xốp.

Nhiều nguy cơ tiềm ẩn: Theo khảo sát, phần lớn cơ sở hàn cắt kim loại hiện nay ở quy mô vừa và nhỏ. Đa số công nhân được “truyền nghề” theo kiểu “cầm tay chỉ việc” mà không qua đào tạo bài bản. Họ không được tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về phòng cháy, chữa cháy.
Tại một xưởng cơ khí trong con ngõ nhỏ đường Bà Triệu (TP Hải Dương) có 3 người làm việc. Chẳng cần bảo hộ, anh Nguyễn Văn Th. nheo mắt dí que hàn vào mối khung sắt dọc ngang. Tuy là chủ xưởng nhưng khi được hỏi, anh Th. còn lơ mơ về các kiến thức phòng chống cháy nổ. “Làm mãi cũng quen, có bị sao đâu”, anh Th. nói.
Do chưa được trang bị kiến thức cơ bản nên đa số thợ hàn không nắm rõ được sự nguy hiểm trong quá trình hàn cắt kim loại. Khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, họ không biết sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ, thậm chí lúng túng, sợ hãi. Một số người còn bỏ chạy mặc đám cháy lan nhanh, gây hậu quả khó lường.

Hiệu quả kinh tế từ cây vải thấp đã làm cho người dân mệt

Hiệu quả kinh tế từ cây vải thấp đã làm cho người dân Chí Linh không còn mặn mà với loại cây vốn là thế mạnh của vùng. Bị bỏ rơi: Trong trí nhớ của ông Đỗ Gia Mừng ở thôn Hố Sếu (xã Hoàng Hoa Thám) thì cây vải đã trải qua đủ thăng trầm sau gần 20 năm bén rễ vùng đồi Chí Linh. Đã từng có thời kỳ cây vải là cây làm giàu, cây thoát nghèo cho người dân nơi đây. Nông dân phấn khởi, phủ xanh núi đồi bằng những tán vải. Vài năm trở lại đây, cây vải bị bỏ rơi. Đầu ra quả vải bấp bênh khiến người dân chểnh mảng, lơ là trong việc chăm sóc. "Nhiều vườn vải nông dân bỏ hóa, không khác gì vườn hoang. Cây vải còi cọc, xơ xác, chỉ sử dụng với mục đích tạo bóng mát để nuôi gà. Có hộ chặt phá vải, thay thế bằng loại cây khác. Những hộ còn giữ vải thì phó mặc cho thời tiết. Nếu cây ra hoa, đậu quả thì chăm sóc, còn không thì bỏ bê để tiết kiệm chi phí đầu tư. Điều này làm cho chất lượng vải Chí Linh ngày càng đi xuống. Vụ vải năm nay mất mùa, vải Thanh Hà bán được giá, trung bình từ 30.000-40.000 đồng/kg nhưng thương lái chỉ thu mua vải Chí Linh với giá từ 15.000-17.000 đồng/kg", ông Mừng ngậm ngùi.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi hà nội bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh samsung     Nuôi trai nước mặn lấy ngọc rất phổ biến

Tâm huyết với cây vải hơn 15 năm, ông Vũ Chí Mạnh ở khu dân cư Trại Quan (phường Bến Tắm) dành nhiều thời gian nghiên cứu về loại cây này. Theo ông Mạnh, Chí Linh có nhiều lợi thế để phát triển cây vải. Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở Chí Linh tương đồng với Bắc Giang nhưng vải Bắc Giang lại hơn hẳn về mọi mặt. Vải Bắc Giang có mẫu mã đẹp, giá bán cao, được người tiêu dùng ưa chuộng, còn vải Chí Linh thì ngày một yếu thế. Điệp khúc được mùa, mất giá làm cho người dân chán nản, không còn thiết tha chăm sóc và dần lãng quên cây vải. Từ năm 2015, cơ hội cho cây vải Chí Linh được mở ra khi vùng vải xuất khẩu với quy mô 10 ha được xây dựng ở xã Hoàng Hoa Thám. Đây chính là tiền đề để khai thông thị trường tiêu thụ, đồng thời thay đổi thói quen sản xuất của người dân. Đến nay, mặc dù có nhiều tín hiệu khả quan nhưng kết quả đạt được vẫn không như mong đợi. Cây vải Chí Linh vẫn rơi vào bế tắc.

Thị xã Chí Linh hiện có 4.168 ha vải, tập trung ở các xã, phường Bắc An, Hoàng Hoa Thám, Bến Tắm... Tuy có diện tích vải lớn nhưng do người dân bỏ bê không chăm sóc nên nhiều năm, năng suất vải của Chí Linh chỉ đạt hơn 1 tấn/ha. Điều này gây ra sự lãng phí lớn, nhất là khi quả vải là nông sản đặc trưng và có nhiều tiềm năng xuất khẩu.

Cần định hướng đúng: Giá trị kinh tế thu được không bù nổi chi phí bỏ ra là nguyên nhân chính khiến cây vải bị ruồng bỏ. 3 năm trở lại đây, giá bán vải có ổn định hơn nhưng không đủ hấp dẫn để người dân quay lại gắn bó với cây vải. Ông Trần Văn Chanh, Phó Chủ tịch UBND xã Bắc An cho biết: Trước đây, cây vải được trồng nhiều tại địa phương nhưng vì lợi nhuận ngày càng thấp, thậm chí lỗ nên người dân đã chặt bỏ vải, chuyển sang trồng cam, nhãn. Song đây cũng không phải là phương án khả thi bởi không chỉ riêng cây vải mà các loại nông sản khác cũng có thể rơi vào vòng luẩn quẩn về giá do phụ thuộc vào tiểu thương. Về lâu dài, cần phải thực hiện các giải pháp để quả vải Chí Linh có chỗ đứng trên thị trường. Kết nối tiêu thụ là yếu tố quan trọng giúp quả vải có đầu ra thuận lợi nhưng vẫn đang bị bỏ ngỏ, nông dân vẫn phải bán vải trôi nổi nên thường xuyên bị ép giá. Do đó, bên cạnh quan tâm tới chất lượng quả vải, cần tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, thu hút khách hàng.

Trước thực trạng phát triển èo uột của cây vải Chí Linh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị thị xã đánh giá đúng tình hình, xây dựng hướng đi đúng đắn cho loại cây này. Với những diện tích vải đã cằn cỗi, không thể cải tạo, có thể chuyển đổi sang trồng các loại cây cho hiệu quả kinh tế cao như cam, thanh long, na... Tuy nhiên, việc chuyển đổi phải được tính toán hợp lý, tránh tình trạng trồng ồ ạt dẫn tới cung vượt cầu. Những diện tích vải được quy vùng, phải hướng dẫn nông dân kỹ thuật thâm canh đồng bộ, bài bản, loại bỏ tư duy sản xuất chộp giật, theo kinh nghiệm, thói quen. Có như vậy, quả vải Chí Linh mới có thể phát huy được thế mạnh vốn có, tăng khả năng cạnh tranh, tiếp cận được những thị trường lớn và người dân sẽ không còn quay lưng với cây vải như hiện nay.

Nuôi trai nước mặn lấy ngọc rất phổ biến

Ở tỉnh ta, anh Trần Văn Chương (sinh năm 1983, ở thôn Thượng Dương, xã Nam Trung, Nam Sách) là người đầu tiên thử nghiệm nuôi trai nước ngọt lấy ngọc...
Nuôi trai nước mặn lấy ngọc rất phổ biến nhưng việc nuôi trai nước ngọt lấy ngọc thì rất ít người làm. Gần đây, một số người đã thử nghiệm thành công nuôi trai nước ngọt lấy ngọc bằng phương pháp cấy nhân cứng và mô tế bào trai cho ngọc chất lượng và giá bán không kém so với ngọc trai nước mặn. Ở tỉnh ta, anh Trần Văn Chương (sinh năm 1983, ở thôn Thượng Dương, xã Nam Trung, Nam Sách) là người đầu tiên thử nghiệm nuôi trai nước ngọt lấy ngọc bằng phương pháp này.

Xem thêm:  trung tâm bảo hành hitachi hà nộisua chua tu lanh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

Sự an toàn tính mạng của mỗi người dân khi tham gia giao thông


Quyết định bất ngờ: Năm 2015, khi xem chương trình "Sinh ra từ làng" trên VTV, anh Chương biết mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc của anh Đinh Văn Việt ở huyện Yên Khánh (Ninh Bình). "Đây là mô hình mới, đem lại giá trị kinh tế cao trong khi ở Hải Dương chưa ai làm. Tôi nghĩ muốn thành công, mình cần phải đi vào lĩnh vực chưa ai khai phá", anh Chương nói.

Thời điểm đó, anh Chương đang là thợ sửa điện thoại tại quê. Khách hàng ít, mỗi ngày chỉ sửa được vài chiếc điện thoại "cục gạch" nên thu nhập chỉ dăm ba chục nghìn. Gia đình 6 người, chi tiêu nhiều, cuộc sống khó khăn thôi thúc anh Chương cần phải làm việc gì đó để thay đổi cuộc sống. Anh quyết định khăn gói tới Ninh Bình để học nghề nuôi trai lấy ngọc, tìm kiếm cơ hội đổi đời.

Trước quyết định đổi nghề, anh vấp phải sự phản đối từ phía gia đình, nhất là bố mẹ và vợ. Họ cho rằng quyết định của anh chỉ là sự nông nổi nhất thời, thậm chí là "điên". Mặc cho mọi người phản đối, anh Chương vẫn quyết tâm đi học nuôi trai. May mắn, anh Chương được anh Đinh Văn Việt nhận vừa học vừa làm ở trang trại của mình. Thời gian đầu, anh Chương ở 3 tháng tại trang trại của anh Việt để học kỹ thuật nuôi trai. Sau đó anh vừa học, vừa tự xây bể thực hành tại nhà. Đến nay, anh Chương đã đầu tư gần 1 tỷ đồng nuôi thử nghiệm trai nước ngọt lấy ngọc trên diện tích hơn 7 sào ao tại gia đình.

Anh Chương đã khá thành thạo các kỹ thuật nuôi trai nước ngọt lấy ngọc, nhất là kỹ thuật cấy nhân cứng và mô tế bào màng áo ngoài cho trai. Đây là kỹ thuật khó, ngay cả các nước sản xuất ngọc trai truyền thống như Nhật Bản, Trung Quốc cũng đang mới thử nghiệm. Anh Chương mua trai nguyên liệu, sau đó phân loại, con bé dùng để cắt mô tế bào, con to làm trai cấy. "Việc lựa chọn trai cấy chủ yếu nhìn bằng mắt thường, dựa theo vân trên vỏ sẽ biết được con trai khỏe đến đâu. Ngoài ra, tính theo con trăng, mỗi tháng trai sẽ có thêm một lớp vân trên vỏ. Từ đó sẽ tính được độ tuổi của trai", anh Chương cho biết.