Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Vào lúc 17 giờ, ngày 14/8/2017, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện đã có công điện số 04 gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị gồm: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế - Hạ tầng, Xí nghiệp Khai thác Công trình Thuỷ lợi huyện, Điện lực Nam Sách, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện, Hạt Quản lý đê, Đài Phát thanh huyện; các thành viên Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện; thủ trưởng các cơ quan đơn vị phụ trách công tác PCTT&TKCN tại các xã, thị trấn.

Xem thêm:   bao hanh tu lanh hitachi ha noisửa tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung

Chiến khu Trần Hưng Đạo ra đời phát triển trong cao trào kháng Nhật


Công điện nêu rõ: Theo tin từ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, hiện nay hồ thủy điện Hòa Bình đang mở 01 cửa xả đáy; từ ngày 14/8 đến hết ngày 17/8, ở Bắc Bộ có mưa dông, trên thượng lưu sông Hồng có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 1,5 đến 3,5m.
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, từ đêm 14/8 đến hết ngày 17/8 trên địa bàn tỉnh Hải Dương có mưa vừa đến mưa to và dông, trong cơn dông cần đề phòng có gió giật mạnh, tổng lượng mưa cả đợt khoảng 50 đến 100mm.

Để chủ động ứng phó, xử lý kịp thời với diễn biến của mưa lũ, thực hiện nghiêm công điện số 06 hồi 16 giờ 30 phút ngày 14/08/2017 của Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Hải Dương, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn :

1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; tăng cường thông báo trên các phương tiện thông tin đến các cấp chính quyền và người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, tại bãi sông, vùng có nguy cơ sạt lở đất, các cơ sở nuôi cá lồng trên sông, nuôi trồng thủy sản ngoài bãi sông, chủ các phương tiện vận tải thủy, các bến đò ngang, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên bãi sông biết thông tin về mưa lũ để chủ động có các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản của nhà nước và nhân dân.

2.  Kiểm tra các công trình đê, kè, cống đặc biệt là các trọng điểm chống lụt baõ, các vị trí công trình đê điều, bãi sông đang bị sạt lở chưa được xử lý, các công trình còn đang thi công để có giải pháp ứng phó kịp thời, phù hợp khi có tình huống xấu xảy ra.

3. Đài phát thanh huyện chỉ đạo, hướng dẫn Đài truyền thanh các xã, thị trấn tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin; thường xuyên thông báo diễn biến của mưa lũ, công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó của tỉnh, huyện để chính quyền địa phương và người dân biết, chủ động phòng tránh.

4. Tổ chức việc thường trực, trực ban 24/24 giờ theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, bão, lũ, để xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra. Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo theo quy định

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét