Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Anh Hoàng Văn Tuấn ở phường Hải Tân (TP Hải Dương

Hiện nay, nhiều công chức, viên chức làm thêm nghề "tay trái" để có thêm thu nhập. Tuy nhiên, việc làm thêm không phải lúc nào cũng thuận lợi, thậm chí còn khiến cho cuộc sống bị xáo trộn.
"Đầu tắt mặt tối"
Anh Hoàng Văn Tuấn ở phường Hải Tân (TP Hải Dương) đang làm việc tại một đơn vị của Nhà nước. Tiền lương hằng tháng của anh chỉ vừa đủ cho sinh hoạt hằng ngày. 2 năm trước, anh Tuấn cùng với bạn hùn vốn mở quán internet. Do đặc thù công việc, nên tối nào anh cũng phải trực đến đêm khuya. Anh chia sẻ: "Cứ bước ra khỏi cơ quan là tôi bị cuốn ngay vào công việc kinh doanh, chẳng có thời gian nghỉ ngơi hay chăm lo cho gia đình. Tối nào cũng vậy, hai vợ chồng cứ lọ mọ đếm từng đồng tiền lẻ của khách, sắp xếp lại từng gói bim bim, chai nước ngọt còn thừa. Việc ghi chép phải cụ thể, cẩn thận. Phần vì do làm chung nên lợi nhuận phải rõ ràng, phần phải cảnh giác nếu không nhân viên làm mất hàng thì thu chẳng bù chi".

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , trung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noisửa cửa cuốn     

Thời gian diễn ra kỳ thi THPT quốc gia 2017 đang đến gần


Anh Nguyễn Quang Dũng quê ở xã Đồng Gia (Kim Thành) hiện là giáo viên dạy võ cho một trung tâm ở TP Hải Dương. Thời gian dạy võ của anh cố định vào các buổi chiều. Thu nhập từ công việc dạy võ phải chắt chiu lắm mới đủ sống. Để có phần tích lũy, anh Dũng nhận ship (vận chuyển) hàng cho các chủ cửa hàng vào các buổi sáng và tối. Anh Dũng cho biết để làm công việc này phải bất chấp thời gian. Khách đã gọi thì dù mưa hay nắng, sớm hay muộn cũng phải lên đường. Gần như chẳng bao giờ anh được về nhà trước 9 giờ tối. Có khi vừa ngồi vào mâm  cơm thì khách gọi đi nhận hàng từ xe đường dài. Vội buông đũa đi ngay nhưng phải ngồi đợi cả tiếng đồng hồ xe mới tới nơi. Vất vả là thế nhưng đến khi thanh toán cũng chỉ được 10.000 đồng tiền công.

Phụ nữ khi làm thêm nghề "tay trái" nỗi vất vả còn tăng lên bội phần. Ngoài công việc chính ở một cơ quan nhà nước, chị Nguyễn Thị Lan ở đường Điện Biên Phủ (TP Hải Dương) đầu tư mở một cửa hàng bán quần áo. Tuy việc bán hàng đã giao hết cho nhân viên nhưng chị vẫn bù đầu với việc quản lý, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để tìm các mẫu hàng phù hợp. "Tôi phải phó thác mọi công việc nhà, chăm con nhỏ cho người thân trong gia đình. Để kịp có hàng mới, có khi giữa đêm tôi cũng phải thực hiện các giao dịch với nhà cung cấp", chị Lan cho biết.

Rủi ro

Hầu hết những công chức, viên chức có thêm nghề "tay trái" đều nói rằng lợi nhuận làm thêm không cao. Đối với một số công việc đặc thù như kinh doanh, bán hàng còn dễ gặp rủi ro, thất thoát. Chị Lan cũng rất mệt mỏi trong việc tuyển dụng nhân viên. Do không thể thường xuyên kiểm soát nên rất nhiều lần chị bị mất hàng vì nhân viên hoặc khách đến mua thiếu trung thực. Đến nay, anh Hoàng Văn Tuấn đã phải thanh lý quán internet vì không kiểm soát được. Các nhân viên thường xuyên cho khách là người quen của họ nợ tiền sử dụng máy tính rồi không chịu trả. Có thời gian anh Tuấn nhập thêm thẻ điện thoại về bán nhưng cũng bị thất thoát rất nhiều. Đưa ra nội quy buộc nhân viên phải thanh toán thì họ nghỉ làm với lý do đây là công việc không có tính ổn định. Vào những thời điểm anh phải đi công tác xa thì quán internet gần như không có lãi.

Không chỉ dễ gặp rủi ro với nghề "tay trái" mà trong công việc chính, họ cũng bị ảnh hưởng. Chị Lan cho biết vì không toàn tâm toàn ý với công việc ở cơ quan nên tháng nào chị cũng chỉ ở mức hoàn thành công việc được giao, ít khi được hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một đồng nghiệp của chị vì mải mê làm việc bên ngoài nên đã bê trễ việc cơ quan, nhiều tháng liền không hoàn thành nhiệm vụ. Khi công việc bên ngoài không thuận lợi đã gây áp lực căng thẳng buộc người đồng nghiệp này phải nghỉ việc để đi "trốn nợ". Dù không nói ra nhưng ai cũng biết vì nghề "tay trái" mà đồng nghiệp của chị "mất cả chì lẫn chài".

Làm thêm để kiếm thu nhập lo cho cuộc sống là việc chính đáng. Tuy nhiên, đối với công chức, viên chức thì cần phải suy xét kỹ, biết sắp xếp hài hòa để vừa không ảnh hưởng đến công việc cơ quan vừa không ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và gia đình.

Thời gian diễn ra kỳ thi THPT quốc gia 2017 đang đến gần

Thời gian diễn ra kỳ thi THPT quốc gia 2017 đang đến gần. Áp lực với các em học sinh lớp 12 ngày một tăng.
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay tiếp tục có nhiều thay đổi, khiến các em càng thêm lo lắng.
Áp lực thi sớm, thời gian thi ngắn
Năm nay, thời gian thi được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ấn định từ ngày 22.6 thay vì 1.7 như các năm trước, sớm hơn khoảng 1 tuần. Em Nguyễn Ngọc Mai ở xã Đồng Lạc (Chí Linh) cho biết mặc dù thời gian rút ngắn không nhiều nhưng vẫn khiến chúng em cảm thấy vội vàng, gấp gáp trong quá trình ôn luyện.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi , sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,  lắp cửa cuốn

Trùng Khánh (Gia Lộc) đã xuất hiện 2 ổ dịch bệnh thủy đậu


Nếu như năm ngoái, lịch thi diễn ra trong 4 ngày thì năm nay chỉ có 2,5 ngày. Rút ngắn lịch thi có thể tạo ra sự thuận lợi cho các gia đình đưa con đi thi nhưng trong một buổi sáng, phải làm bài  cả 3 môn thì thí sinh sẽ rất căng thẳng. Chưa kể thời gian làm bài thi từng môn cũng bị rút ngắn khiến thí sinh phải tập trung cao độ. Với sự xuất hiện của 2 tổ hợp bộ môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, số môn thi tăng lên 9 môn, tăng 1 môn so với năm trước. Áp lực ôn luyện càng đè nặng hơn với các em lựa chọn cả 2 tổ hợp bộ môn trên dự thi để tăng khả năng đỗ tốt nghiệp cũng như xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Đa số các môn được thi trắc nghiệm. Môn toán đòi hỏi tư duy logic cao, năm nay cũng  thi trắc nghiệm, đòi hỏi các thí sinh phải có nền tảng kiến thức rộng, bao quát. Là một trong ba môn thi bắt buộc, đây cũng trở thành áp lực đối với các học sinh. Ngữ văn là môn duy nhất thi tự luận nhưng theo em Tăng Thị Huệ ở thôn Phúc Tân, xã Gia Tân (Gia Lộc), đây chưa hẳn là môn để gỡ điểm. “Theo xu hướng vài năm trở lại đây, đề ra thường có phần câu hỏi mở, đòi hỏi chúng em phải có kiến thức về xã hội rộng”, Huệ lo lắng. Cùng với đó, giáo dục công dân là môn thi mới. Nhiều học sinh e ngại về mảng kiến thức rộng về xã hội, đạo đức và pháp luật của môn này.

Tập trung ôn luyện
Trước một kỳ thi nhiều áp lực, đòi hỏi các thí sinh phải nghiêm túc, tập trung ôn luyện từ sớm. Với các em, đây đang là thời điểm "vàng" để trang bị thêm kiến thức.
Để tận dụng quỹ thời gian quý giá, ngoài việc theo học chính khóa, các học sinh còn tham gia các lớp học thêm. Nhiều học sinh có tinh thần tự học rất cao. “Ngoài làm các bài tập thầy cô cho, em còn tự mày mò các dạng đề trên mạng, làm quen với nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm”, em Tăng Thị Huệ cho biết.

Theo bà Đặng Thanh Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Gia Lộc, năm nay thái độ học tập, ôn luyện của các em rất nghiêm túc, tự giác. Thời gian này, nhà trường, các thầy cô tập trung giảng dạy, ôn luyện cho học sinh. Phương châm của nhà trường là học đến đâu chắc đến đấy. Học sinh đạt kết quả cao ngay tại các bài kiểm tra thường xuyên trên lớp nhưng phải là kết quả thực chất.

Do Bộ GDĐT công bố quy chế thi sớm nên việc tổ chức ôn luyện của hầu hết các trường cũng được triển khai sớm. Đa số các trường đều tổ chức các lớp ôn thi theo từng lớp với 3 môn thi bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và tổ chức các lớp với các môn còn lại theo nguyện vọng các em đăng ký. Riêng với môn ngoại ngữ, để khắc phục hạn chế điểm thấp ở kỳ thi THPT quốc gia 2016, nhiều trường chủ động tăng thời lượng ôn luyện lên 20-30% so với thời lượng chính khóa, đổi mới phương thức giảng dạy và chú ý vào kiến thức cơ bản.

Không chỉ có nhà trường, ngay đối với các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn thời gian này cũng bước vào giai đoạn nước rút. Ngay từ những ngày đầu có quy chế thi mới, cô giáo Phí Thị Phương Thảo, giáo viên dạy môn toán ở Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP Hải Dương) luôn trăn trở tìm ra phương pháp dạy tốt nhất cho học sinh. “Tổ bộ môn của chúng tôi đã phải họp nhiều lần, tự nghiên cứu thêm để đưa ra các dạng câu hỏi, ma trận đề thi lồng ghép vào từng tiết học cho các em”, cô Thảo cho biết.

Đến nay, một số trường đã tổ chức thi thử từ 1-2 lần để nắm bắt học lực của học sinh. Sau mỗi lần thi thử, nhà trường rút kinh nghiệm, định hướng thêm cho học sinh về phương pháp học, củng cố kiến thức. Lần thi thử vừa qua, Trường THPT Chí Linh đã sử dụng nhiều mã đề trong cùng một phòng thi. “Các đợt thi thử tới, chúng tôi sẽ hướng tới mỗi thí sinh một mã đề thi riêng; áp dụng thời gian thi tương tự lịch thi của Bộ GDĐT để thí sinh làm quen với tâm lý trong phòng thi”, ông Nguyễn Ánh Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Chí Linh cho biết. Nhà trường cũng đầu tư sắm máy quét để chấm điểm bài thi bằng máy tính.

Trùng Khánh (Gia Lộc) đã xuất hiện 2 ổ dịch bệnh thủy đậu

Trong tháng 2 và đầu tháng 3, xã Trùng Khánh (Gia Lộc) đã xuất hiện 2 ổ dịch bệnh thủy đậu với tổng số hơn 80 ca mắc.
Không báo cáo kịp thời
Theo y sĩ Phạm Văn Hạnh, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Trùng Khánh, ngày 22.2, Trạm Y tế nhận được thông tin Trường Mầm non và Trường Tiểu học  có vài học sinh bị bệnh thủy đậu. Chỉ sau đó một ngày, bệnh đã bùng phát thành ổ dịch với 30 ca mắc, trong đó có 14 em ở Trường Tiểu học, 16 em ở Trường Mầm non, hầu hết từ 5-10 tuổi. Trước đó, ngày 15.2 tại Trường Tiểu học phát hiện một học sinh, Trường Mầm non phát hiện 2 trẻ mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, các giáo viên chỉ cho học sinh nghỉ học chứ không thông báo với Trạm Y tế hay UBND xã.

Xem thêm:   bao hanh tu lanh hitachi o dau bảo hành tủ lạnh hitachitrung tam bao hanh tu lanh samsung     

Chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ và lập lại trật tự đô thị


Cô Vũ Thị Phương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trùng Khánh cho biết: "Vào thời điểm này năm ngoái, nhà trường cũng phát hiện vài học sinh bị thủy đậu nhưng sau đó các em đều khỏi bệnh, không lây lan thành dịch. Chúng tôi nghĩ năm nay sẽ giống năm ngoái nên không lường trước những diễn biến phức tạp". Chỉ đến khi nhiều học sinh bị thủy đậu, nhà trường mới báo cáo với UBND xã. Không báo cáo kịp thời, không vệ sinh lớp học bằng dung dịch khử trùng là những nguyên nhân chính khiến dịch bệnh thủy đậu bùng phát.

Ngay sau khi xuất hiện ổ dịch thủy đậu, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh xã Trùng Khánh đã họp rút kinh nghiệm, giao nhiệm vụ cho các nhà trường, đơn vị gấp rút thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Sau mỗi buổi học, bàn ghế, sàn nhà lớp học đều được lau rửa bằng dung dịch Cloramin B. Các nhà trường phải thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình học sinh nghỉ học do mắc bệnh thủy đậu về ban chỉ đạo. Các phụ huynh được khuyến cáo nên cho con em nghỉ học từ 7-10 ngày nếu bị bệnh thủy đậu.

Phụ huynh vẫn cho trẻ mắc bệnh đến lớp

Cuối tháng 2, tưởng chừng dịch bệnh thủy đậu đã được khống chế thì đến ngày 6.3, dịch bùng phát trở lại với 34 ca mắc tập trung ở trường tiểu học. Theo ông Lê Bá Trường, Chủ tịch UBND xã Trùng Khánh, một trong những nguyên nhân dịch bệnh thủy đậu chưa được kiểm soát là do nhận thức của người dân. Do công việc bận rộn,  không có người trông trẻ nên dù biết con em bị bệnh thủy đậu nhưng nhiều phụ huynh vẫn cho con tới lớp.

Thay vì đưa con em đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị, phần lớn người dân vẫn có thói quen tự điều trị cho con em tại nhà. Trong số hơn 80 ca mắc bệnh, Trạm Y tế xã chỉ ghi nhận khoảng 30 ca tới đây khám. Không chỉ vậy, việc kiêng khem theo phương pháp dân gian như kiêng gió, kiêng nước... cũng khiến bệnh có diễn biến nặng hơn.

Sau khi ổ dịch thứ hai bùng phát, xã Trùng Khánh đã được cấp hơn 30 kg bột Cloramin B để phun khử trùng trong khuôn viên và xung quanh trường tiểu học. Các học sinh được hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi tan học.

Từ ngày 11 - 14.3, toàn xã xuất hiện thêm 8 trường hợp mắc thủy đậu. "Dù đã tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa thể yên tâm bởi lẽ dịch có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào", y sĩ Phạm Văn Hạnh cho biết.

Chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ và lập lại trật tự đô thị

Chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ và lập lại trật tự đô thị tiếp tục lan rộng, không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Thái độ, hành động quyết liệt của lãnh đạo nhiều địa phương cho thấy đã đến lúc phải trả lại công năng vốn có của vỉa hè cho người đi bộ, tạo bộ mặt phong quang, sạch đẹp cho các đô thị, bảo đảm an toàn giao thông; lập lại kỷ cương kinh doanh và quản lý đô thị.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi hà nộisửa tủ lạnh hitachi, sửa cửa cuốn    

Theo Ban Quản lý rừng Hải Dương và Hạt Kiểm lâm thị xã Chí Linh


Điều đáng mừng là chiến dịch lập lại trật tự đường phố, vỉa hè diễn ra sau khi cấp ủy các cấp quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đến tất cả cán bộ, đảng viên. Nghị quyết chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm: tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong đó, các biểu hiện suy thoái trong nhóm tư tưởng chính trị như né tránh, ngại va chạm, nói không đi đôi với làm, hứa nhiều làm ít... diễn ra phổ biến nhất.

Người "bắn phát súng lệnh" đầu tiên trong chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ là Phó Chủ tịch UBND quận 1 (TP Hồ Chí Minh) Đoàn Ngọc Hải. Dù nhận nhiệm vụ mới hơn 8 tháng nhưng ông Hải đã cho thấy trách nhiệm của một người đảng viên, một cán bộ lãnh đạo với nhân dân trong nhiệm vụ được xem là rất hóc búa này. Như để khẳng định quyết tâm chính trị của quận 1 cũng như bản thân, ông Hải có phát biểu gây sốc: "Không giành được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan". Hành động quyết liệt của lãnh đạo quận 1 được thể hiện rõ ở việc ông yêu cầu lực lượng chức năng dỡ bỏ tất cả các công trình vi phạm, kể cả công trình của Nhà nước. Ô tô dừng đỗ không đúng quy định, kể cả xe biển xanh, xe của hoa hậu, xe biển ngoại giao cũng bị xử lý. Những hành động kiên quyết đó cho thấy trong chiến dịch này không có biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm.

Việc làm của ông Hải được người dân đồng tình ủng hộ, có sức lan tỏa rất lớn, được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo TP Hồ Chí Minh biểu dương. Sau đó, chủ tịch một phường của quận 1 cũng tuyên bố "không đòi lại được vỉa hè, bà sẽ trao lại công việc cho người khác". Đến nay, hầu hết các quận, huyện của TP Hồ Chí Minh đều ra quân lập lại trật tự đô thị, giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Đường phố đã thông thoáng hơn, cảnh người đi bộ phải đi xuống lòng đường đã giảm mạnh.

Ra quân sau và có phần lặng lẽ hơn TP Hồ Chí Minh nhưng hiệu quả bước đầu của Hà Nội trong chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ và lập lại trật tự đô thị cũng mang lại kết quả khá tích cực. Vỉa hè khu phố cổ quận Hoàn Kiếm cùng một số đường phố ở Thủ đô đã thoáng đãng hơn chỉ sau 1 ngày ra quân. Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã "bắt bệnh" tình trạng lấn chiếm vỉa hè là có người "chống lưng" khi ông không ngần ngại chỉ rõ "có 185 quán bia hơi vỉa hè thì có tới hơn 150 quán có ông công an đứng đằng sau". Ông Chung cảnh báo nếu chính quyền các quận, huyện không làm được, đích thân ông sẽ chỉ quán bia này, quán giải khát kia là do ông nào bảo kê.

Tại TP Hải Dương, chiến dịch ra quân lập lại trật tự đường phố, vỉa hè sắp được triển khai với việc thí điểm trên tuyến đường Nguyễn Lương Bằng. Người dân đang chờ đợi sự quyết liệt, không khoan nhượng của chính quyền thành phố với các hành vi lấn chiếm trái phép vỉa hè. Để làm được việc này, lãnh đạo thành phố cần trực tiếp xuống đường chỉ đạo với tinh thần làm quyết liệt, không ngại va chạm, không né tránh việc khó, nói đi đôi với làm. Việc này cần làm thường xuyên chứ không chỉ tổ chức ra quân rầm rộ một vài ngày rồi để tình trạng lấn chiếm tái diễn. Song song với đó, thành phố cần bố trí những khu phố riêng cho người kinh doanh, người bán hàng rong mưu sinh.

Theo Ban Quản lý rừng Hải Dương và Hạt Kiểm lâm thị xã Chí Linh

Nhiều năm nay, một phần đất rừng ở khu vực Khe Sâu, phường Phả Lại (Chí Linh) bị chính những hộ dân nhận khoán khai thác trái phép.
Theo Ban Quản lý rừng Hải Dương và Hạt Kiểm lâm thị xã Chí Linh, Khe Sâu là khu vực rừng phòng hộ được trồng theo Chương trình 327. Diện tích rừng này đã được giao cho các hộ dân trồng, chăm sóc và bảo vệ. Trước đây, đất đồi ở đây được khai thác một phần để đắp đập ngăn xỉ thải ở Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Vài năm gần đây, tại đây xảy ra hiện tượng chặt phá rừng và khai thác đất đồi trái phép. Khu vực Khe Sâu hiện có 4 khu vực bị đào bới, 3,65 ha rừng phòng hộ đã bị xóa sổ. Diện tích rừng này các ông, bà: Nguyễn Văn Hải (2,81 ha), Nguyễn Thị Dương (0,43 ha), Nguyễn Văn Chung (0,23 ha), Đỗ Đình Thường (0,18 ha) nhận khoán. Ô tô thường chở đất đồi rừng bị khai thác trái phép vào chiều tối thứ bảy, ngày chủ nhật hoặc ngoài giờ hành chính để tránh bị phát hiện.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi ở đâu , bao hanh tu lanh hitachi ,  lắp đặt cửa cuốn

Xã Hồng Phong hiện có khoảng 20 hộ trồng cây ngưu tất


Theo quan sát của chúng tôi, đất đồi tại đây đã bị đào sâu hoắm, có chỗ tới gần chục m. Nhiều cây keo bị chặt hạ từ lâu, chỉ còn trơ gốc đã khô. Toàn bộ diện tích đất bị đào bới đã được san gạt, không còn máy móc, phương tiện xúc đất, nhưng dấu tích của việc khai thác đất đồi vẫn còn rất rõ. Ở những điểm đã hạ thấp độ cao, một số hộ dân xây tường bao, có chỗ người dân trồng cam, bưởi.

Hộ ông Nguyễn Văn Hải đã nhiều lần phá rừng, khai thác đất lâm nghiệp trái phép trong nhiều năm. Năm 2014, Hạt Kiểm lâm thị xã Chí Linh đã hai lần xử phạt ông Hải về hành vi phá rừng với tổng mức phạt 27,5 triệu đồng. Ngày 17.12.2015, lực lượng kiểm lâm phát hiện ông Hải lợi dụng việc trồng rừng để đưa máy móc vào san gạt đất trồng cây, nhưng thực chất là khai thác đất sét và đất đen. Lực lượng chức năng đã ngăn chặn, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Tháng 10.2016, ông Hải tiếp tục lấy lý do san gạt đất trồng rừng nhưng lại cho máy xúc vào khai thác đất đồi trái phép. Cơ quan chức năng đã nhiều lần đề nghị với Ban Quản lý rừng Hải Dương chấm dứt hợp đồng nhận khoán chăm sóc và bảo vệ rừng với hộ ông Hải, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Trên diện tích đồi rừng của các hộ bà Dương, ông Chung, ông Thường, rừng bị chặt phá, đất đồi bị san gạt làm nơi chôn mộ người thân hoặc làm vườn trồng cam, bưởi.

Ông Phương Văn Môn, Chủ tịch UBND phường Phả Lại cho biết, gần đây UBND phường đã phối hợp với các ngành chức năng làm việc với từng hộ dân vi phạm yêu cầu cam kết không tái phạm việc chặt cây, khai thác đất đồi. Vì thế, việc khai thác đất đồi trái phép ở khu vực này đã được ngăn chặn. Đầu tháng 2 vừa qua, phường đề nghị Ban Quản lý rừng Hải Dương cung cấp cây để các hộ dân còn các khoảng đất trống trồng lại rừng. Hộ ông Nguyễn Văn Hải đã khắc phục hậu quả, san phẳng phần đất đã đào bới, trồng lại 0,37 ha keo.

Để ngăn chặn sự việc tái diễn, Ban Quản lý rừng Hải Dương cần chấm dứt hợp đồng với những hộ nhận khoán có vi phạm kéo dài, giao cho các hộ khác chăm sóc, bảo vệ rừng và đất rừng

Xã Hồng Phong hiện có khoảng 20 hộ trồng cây ngưu tất

Những ngày này, ở các thôn Đồng Hội, Bồ Dương, Quang Rực của xã Hồng Phong (Ninh Giang), người dân đang thu hoạch ngưu tất.
Tuy mới "bén" đất địa phương, song loại cây dược liệu này đang mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân nơi đây.
Xã Hồng Phong hiện có khoảng 20 hộ trồng cây ngưu tất, nhà trồng nhiều từ 5-6 sào, trồng ít cũng 1-2 sào.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi tai ha noibảo hành tủ lạnh hitachi việt namsua chua cua cuon

Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh nước sạch Hải Dương


Gia đình ông Đào Văn Sơn ở thôn Bồ Dương có 3,5 mẫu ngưu tất. Trước đó ông đã sang huyện Hưng Hà (Thái Bình) học hỏi kinh nghiệm, nhận thấy ngưu tất dễ trồng,  chi phí đầu tư thấp, công chăm bón cũng không nhiều, cho lãi cao gấp nhiều lần trồng lúa nên ông quyết định trồng loại cây này. Bà Nguyễn Thị Sao ở thôn Quang Rực cho biết: “Nhà tôi trồng 5 sào ngưu tất, thu được 6 tạ củ tươi/sào, với giá bán 10.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lãi khoảng 5 triệu đồng/sào, gấp 5 - 6 lần cấy lúa”.

Theo nhiều hộ trong xã, trồng ngưu tất không khó. Đất trồng phù hợp là đất thịt pha cát hoặc đất phù sa được đập nhỏ, lên luống cao 0,4 m để thoát nước. Khi lên luống cần bón toàn bộ đạm, lân, kali và lót phân chuồng vào lưng chừng luống. Với 0,5kg hạt giống (giá 500.000 đồng) cùng công làm đất, phân bón thì tổng chi phí cho 1 sào ngưu tất khoảng 800.000 đồng đến 1 triệu đồng. Hạt giống được ngâm nước ấm, sau đó trộn với cát khô rồi gieo thưa trên rạch luống và phủ kín rơm lên bề mặt. Sau khi gieo cần tưới ẩm hằng ngày cho hạt nhanh nảy mầm và thường xuyên làm cỏ cho cây. Khi ngưu tất bắt đầu ra tán, tiến hành nhổ bớt những chỗ quá dày. Khi cây sinh trưởng mạnh, cần bấm ngọn để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi củ... Sau 4 tháng trồng, các cây có nhiều lá vàng, lá gốc rụng dần, rễ mập, củ dài khoảng 20 - 25 cm là bắt đầu cho thu hoạch. Dùng thuổng đào sâu bẩy đất lên để củ khỏi bị đứt, rũ sạch đất ở củ, đem rửa sạch, cắt bỏ rễ con.

Ông Vũ Ngọc Tuấn, Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Tây Hồ ở thôn Bồ Dương cho biết: Xã có khoảng 20 mẫu ngưu tất, chủ yếu ở 3 thôn Đồng Hội, Bồ Dương và Quang Rực. Đến nay, HTX đã thu mua được hơn 10 tấn củ với giá 10.000 đồng/kg để xuất bán cho Công ty CP Dược liệu Solavina (Hòa Bình). Thời gian tới, HTX tiếp tục nghiên cứu, tìm đầu ra bền vững cho cây ngưu tất để người dân yên tâm mở rộng diện tích trồng.

Theo ông Bùi Minh Chương, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Giang, ngưu tất là loại cây dược liệu mới được trồng ở xã Hồng Phong song đã cho giá trị kinh tế cao hơn nhiều cấy lúa. HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Tây Hồ, các hộ dân địa phương trồng loại cây này đã thể hiện sự mạnh dạn trong việc đưa giống cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.

Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh nước sạch Hải Dương

Sáng 16.3, Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh nước sạch Hải Dương tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Tới dự có các đồng chí: Vương Đức Sáng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh; Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh và 43 cổ đông được ủy quyền, đại diện cho gần 900 cổ đông.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi tại hà nội , sua chua tu lanh hitachi,bao hanh tu lanh samsung      

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển chỉ đạo các sở


Tháng 4.2014, UBND tỉnh có quyết định về việc cổ phần hóa (CPH) và thành lập Ban Chỉ đạo CPH Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh nước sạch Hải Dương. Ngay sau đó, công ty đã thực hiện các bước để tiến hành CPH. Vốn điều lệ của công ty hiện có hơn 318,8 tỷ đồng được chia thành 31.882.470 cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 10.000 đồng. Sau CPH, Nhà nước giữ 65% số cổ phần; cán bộ, công nhân viên, người lao động giữ 11,54%, số cổ phần còn lại do nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư phổ thông nắm giữ. Công ty có 889 lao động, 10 lao động dôi dư do sắp xếp lại.

Nguyên nhân CPH chậm do Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh nước sạch Hải Dương là doanh nghiệp có quy mô lớn, tài sản được hình thành qua nhiều thời kỳ. Công ty vừa thực hiện CPH vừa phải bảo đảm cấp nước ổn định cho người dân, phát triển dịch vụ cấp nước cho các xã nông thôn...

Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất thành lập Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương đã bầu Hội đồng quản trị gồm 7 thành viên, Ban Kiểm soát gồm 3 thành viên. Ông Nguyễn Văn Đoàn, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh nước sạch Hải Dương được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty. Ông Vũ Mạnh Dũng, nguyên Phó Tổng Giám đốc được bầu giữ chức Tổng Giám đốc công ty.

Đại hội đã thông qua định hướng, chiến lược phát triển của công ty. Theo đó, công ty sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống cấp nước, phấn đấu đến năm 2020, 100% số hộ dân trong tỉnh được sử dụng nước sạch; sản lượng nước thương phẩm tăng bình quân 8%/năm; giảm tỷ lệ thất thoát nước bình quân 1%/năm. Để thực hiện mục tiêu, công ty tập trung đầu tư, tích cực ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, kinh doanh; tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động.
Theo đại diện một số siêu thị điện máy lớn trên địa bàn TP Hải Dương như Điện Máy Xanh, Trần Anh, HC, thời tiết nồm kéo dài nên máy sấy quần áo, máy hút ẩm... bán khá chạy.

Trung bình mỗi siêu thị bán được từ 10-20 chiếc/ngày, tăng 3-5 chiếc so với ngày thường. Riêng Điện Máy Xanh không còn hàng để bán. Giá bán các sản phẩm này dao động từ 1,3-7 triệu đồng/chiếc. Những mặt hàng chống ẩm năm nay có mẫu đẹp, tích hợp nhiều tính năng nên thu hút được người tiêu dùng.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển chỉ đạo các sở

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển chỉ đạo các sở, ngành giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty JS Vina xúc tiến đầu tư vào Hải Dương.
Chiều 17.3, các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng đại diện một số sở, ban, ngành liên quan tiếp ông Cho Jane-Hee, Giám đốc Công ty JS Vina - doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cầu đường của Hàn Quốc.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội, trung tam bao hanh tu lanh hitachi,sua tu lanh samsung
Hội cựu chiến binh xã Cộng Hòa vừa tiến hành Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2017 – 2022.

Sau khi nghe đại diện Công ty JS Vina giới thiệu về doanh nghiệp và đề xuất được đầu tư tại Hải Dương, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển cho biết Hải Dương đang kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tư vấn để xây dựng hệ thống giao thông và các công trình xây dựng của tỉnh theo hướng hiện đại, văn minh; đồng thời quan tâm thu hút đầu tư xây dựng các công trình giao thông quan trọng để kết nối các vùng kinh tế của Hải Dương với các tỉnh lân cận. Nhiều công trình xây dựng phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp như tuyến đường trục Bắc-Nam và 4 cây cầu nằm trong quy hoạch phát triển giao thông của tỉnh. Hy vọng Công ty JS Vina sẽ trở thành nhà đầu tư lớn, nghiên cứu lựa chọn được công trình phù hợp để xúc tiến đầu tư, góp phần hoàn thiện các công trình giao thông quan trọng của Hải Dương.

Để giúp doanh nghiệp tìm hiểu chi tiết hơn về các dự án có thể đầu tư trong thời gian tới tại Hải Dương, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải trao đổi, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tìm cơ hội đầu tư vào Hải Dương.
Thu ngân sách trên địa bàn huyện Ninh Giang ước đạt hơn 39 tỷ đồng, bằng 51,7% kế hoạch năm, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Chi cục Thuế huyện Ninh Giang, từ đầu năm đến nay, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện ước đạt hơn 39 tỷ đồng, bằng 51,7% kế hoạch năm, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều khoản thu tăng cao như lệ phí trước bạ tăng 31%, thuế thu nhập cá nhân tăng 30%, thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh tăng 80% so với cùng kỳ năm trước...

Để đạt kết quả trên, Chi cục Thuế huyện đã tích cực phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách thuế; rà soát các hộ kinh doanh trên địa bàn, bám sát doanh thu của từng đối tượng nộp thuế, quản lý chặt các nguồn thu, chống thất thu thuế...