Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Thời tiết không tuân theo quy luật thông thường

Năm nay, thời tiết không tuân theo quy luật thông thường, nắng hanh kéo dài khiến cho vải, nhãn và cây rừng ít ra hoa.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới các hộ nuôi ong lấy mật do nguồn thu từ mật hoa khan hiếm.
Gần 20 năm trong nghề nuôi ong, bà Trần Thị Sinh ở thôn Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) chưa năm nào thấy nguồn mật lại khó khăn như năm nay. Nếu như mọi năm, đến đầu tháng 4, hơn 200 thùng ong của gia đình bà đã quay được từ 2-3 vòng mật, còn năm nay vẫn chưa được vòng nào vì nguồn hoa ít ỏi. Để ong tích đầy mật phải mất hơn 10 ngày thay vì 3 ngày như trước kia. Bà Sinh cho biết muốn ong khỏe mạnh, chăm hút mật, bà phải dưỡng ong bằng cách cho ăn đường từ đầu tháng 10 năm trước. Đến mùa ong rừng, gia đình bà phải vận chuyển thùng ong về Nam Sách gửi nhờ nhằm tránh xung đột giữa các bầy ong. Nuôi ong vất vả là vậy nhưng thành quả lại phụ thuộc vào nguồn hoa, mà nguồn hoa do thời tiết quyết định. Cả năm trông mong vào mùa hoa vải, hoa nhãn nhưng vụ này vải, nhãn mất mùa nên người nuôi ong đứng ngồi không yên. Mặt khác, chi phí cho các thùng ong lớn, từ 1-1,5 triệu đồng/thùng. Nếu không thu được mật, người nuôi sẽ bị lỗ nặng.

Xem thêm:  sửa chữa tủ lạnh hitachi ,bảo hành tủ lạnh hitachi việt nambảo hành tủ lạnh hitachi  
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn yêu cầu

Những năm trước, gia đình bà Sinh thu được hơn 1 tấn mật, còn năm nay, nếu may mắn thì chỉ thu được 2 tạ. Sản lượng mật ong ít làm giá bán tăng cao. Nếu như các năm trước bà bán từ 150.000-200.000 đồng/lít mật, còn hiện đã lên tới 300.000 đồng/lít.

Gia đình chị Vũ Thị Tuyển ở thôn Đồng Châu, xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) có nguồn mật chủ yếu lấy từ hoa rừng và đàn ong kiếm mật cũng là ong rừng được thuần hóa. Vụ thu hoạch mật ong này, gia đình chị bị mất "lộc rừng". "Nhiều khách hàng đặt mua loại mật này khi chưa vào vụ. Tuy nhiên, trời hanh khô, ít mưa xuân khiến cây rừng ít đơm hoa. Vì vậy, lượng mật thu được không nhiều. Tránh để đàn ong nhàn rỗi, bỏ lỡ vụ mật xuân, gia đình tôi tính chạy mật bằng cách di chuyển thùng ong sang các vùng trồng vải nhưng lại sợ vải phun thuốc trừ sâu nhiều, có thể làm ong chết. Do đó vụ này, tôi chỉ xác định cầm cự đàn ong để đợi đến vụ mật thu", chị Tuyển than thở.

Mặc dù không có nhiều hộ nuôi ong nhưng huyện Thanh Hà là địa điểm lý tưởng để những đàn ong từ khắp mọi miền về lấy mật. Những vụ vải trước, thường có từ 5-7 người nuôi ong ở Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An... ngỏ ý đặt nhờ thùng ong tại hơn 1 mẫu vải của gia đình anh Vũ Chính Kiên ở xã Trường Thành để lấy mật nhưng năm nay chỉ có 1 người nuôi ong tìm đến. Theo anh Kiên, những mùa hoa vải trước, khi cây mới chớm ra hoa, người nuôi ong đã chở ong về để tìm vị trí đặt thùng phù hợp. Đến ngày quay mật, người già, trẻ nhỏ háo hức bên thùng quay để được nhìn thấy quy trình làm mật. Năm nay, vải ra hoa ít, không đồng đều, thời điểm nở hoa cũng chậm hơn nên người nuôi khó tìm được địa điểm đặt thùng. Đầu vụ, nhiều chủ nuôi ong tìm về nhưng lại ngậm ngùi đi ngay, ít người bám trụ tới cuối vụ vì lượng mật ít, không đủ trang trải kinh phí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét